Tôi đăng ký kế hôn vào năm 1989 tại UBND xã A, nhưng đã làm mất hết giấy chứng nhận kết hôn. Tôi đã đến UBND xã B (nơi hiện tại đang cư trú) để đăng ký lại kết hôn thì được yêu cầu về UBND xã A để trích lục lại kết hôn, nếu không còn lưu trừ hồ sơ hoặc hồ sơ hoặc số bộ kết hôn thì phải có công văn trả lời.

Đồng thời phải cung cấp được bản sao kết hôn theo quy định tại Khoản 2, Điều 24, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, Khai tử: “Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại” thì UBND phường B mới đăng ký lại kết hôn cho tôi.

Khi tôi liên hệ UBND xã A để trích lục hồ sơ thì được công văn trả lời là tôi có đăng ký kết hôn năm 1989, nhưng hiện nay UBND xã A không còn lưu giữ hồ sơ hộ tịch và Sổ bộ đăng ký kết hôn năm 1989, đồng thời đề nghị UBND Phường B vận dụng Khoản 2, Điều 27, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ để đăng ký lại kết hôn cho công dân theo quy định của pháp luật”.

Sau đó tôi đem văn bản trả lời của UBND xã A đến UBND phường B để giải quyết đăng ký kết hôn lại thì bị từ chối do tôi không cung cấp được bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.

Được UBND phường B lập văn bản đề nghị UBND xã A  xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ chồng tôi từ khi đủ tuổi đăng ký kết hôn đến ngày nhập hộ khẩu về UBND phường B hoặc đề nghị UBND xã A thực hiện đăng ký lại kết hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 25, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP.

Điều 25 Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khi sinh, kết hôn.

 đăng ký kết hôn không có giấy tờ

Luật sư tư vấn như sau:

Về điều kiện đăng ký kết hôn tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Vietj Nam trước 01 tháng 01 năm 2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thười điểm tiếp nhận hồ sơ

Do vậy nếu anh/chị thuộc diện thuộc trường hợp đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền trước ngày 01/11/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại thì anh/chị hoàn toàn có quyền đăng ký kết hôn lại

Về thẩm quyền đăng ký lại kết hôn, pháp luật cũng có quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Điều 25 Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. ỦY ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

Do đó cả UBND xã A và UBND phường B đều có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn lại của anh/chị. Nên việc UBND phường B đề nghị UBND xã A thực hiện đăng ký lại kết hôn và UBND xã A đề nghị ngược lại UBND phường B là có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên việc đẩy qua đẩy lại trách nhiệm thực hiện đăng ký lại kết hôn giữa hai cơ quan này sẽ gây không ít khó khăn cho người có yêu cầu đăng ký lại kết hôn là anh/chị.

Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định  về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:

a) Tờ khai theo mẫu quy định

b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nooph bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác đúng quy định pháp luật thfi công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đươc văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ sổ hộ tịch.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.

Như vậy trong trường hợp anh/chị không thể cung cấp được bản sao giấy chứng nhận kết hôn do đã mất toàn bộ giấy tờ và cũng không thể xin cấp lại bản sao  từ UBND xã A do UBND xã A không còn lưu giữ số hồ sơ đó nữa thì anh/chị có thể nộp bản sao  hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn để làm cơ sở chứng minh để đăng ký lại kết hôn.

Trong trường hợp không thể cung cấp bất cứ hồ sơ hay giấy tờ nào để chứng minh các nội dung liên quan đến đăng ký kết hôn đến ngày nhập hộ khẩu về UBND phường B để giải quyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *