Thưa luật sư, gia đình em gái tôi hiện nay có 2 người con, trong đó có 1 trai 1 gái. Khi em gái tôi sinh được đứa thứ 2 là con trai, 2 em tôi rất hạnh phúc. Song từ đó, cháu lớn vì là con gái, nên không còn được bố mẹ yêu thương, chăm sóc như trước đây. Đặc biệt, nhiều hôm mẹ cháu còn bắt cháu nghỉ học phụ mẹ, trông em khi em ốm. Thấy cháu gái gày gò và ốm yếu, hay nghỉ học cô giáo cháu đã hỏi chuyện và đến nhà động viên bố mẹ cháu cho nó tiếp tục đi học và cần quan tâm chăm sóc. Xin hỏi pháp luật quy định thế nào về quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.

1. Cơ sở pháp lý: 

– Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

– Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004

– Nghị định 55/2009/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo điều 69 và điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi icchs hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không được xúi giục, ép bược con làm việc trái luật pháp, đạo đức xã hội.

Hình ảnh có liên quan

Đều 70 Quyền và nghĩa vụ của con.

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật

ược học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi còn sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương ứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Và điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định

Điều 12: Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Như vậy, theo quy định của luật hiện hành, trẻ em có quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Được cha mẹ yêu thương tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân. Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Hơn nữa, hành vi phân biệt giới tính giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 13 quy định tại nghị định 55/2009/NĐ-CP như sau:

Điều 13: Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000  đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.

c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;

c) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 2 Điều này.

c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 2 Điều này.

Vui lòng Liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhiều hơn: 
LUẬT SƯ TƯ VẤN – CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Tổng đài tư vấn Pháp luật Miễn phí: 1900.6197
Yêu cầu Dịch vụ Luật sư: 0972.923.886
Email: luatdaiha@luatvina.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *