Ngày nay, vấn đề “tự do ngôn luận” là một vấn đề được nhắc đến nhiều trong các cuộc tranh luận. Cùng bài viết tìm hiểu kĩ hơn về quyền đặc biệt này nhé.

Quyền tự do ngôn luận là gì?
Là quyền được phép bày tỏ ý kiến cá nhân một cách rõ ràng, không phải e sợ sự trả thù hay trừng phạt từ chính quyền hay xã hội. “Tự do ngôn luận” đồng nghĩa với tự do được diễn đạt hay thể hiện bằng lời nói, hành động tìm kiếm chia sẻ thông tin hoặc quan điểm, không phân biệt sử dụng phương tiện truyền thông nào.

Ngay cả những nước phát triển và tư tưởng thoáng như các nước phương Tây, quyền tự do ngôn luận cũng bị hạn chế, không có một nước nào đạt được sự tuyệt đối trong quyền tự do ngôn luận. Quyền này đặc biệt hạn chế đối với nhưng phát ngôn, những quan điểm gây thù hằn, có thể dẫn đến xung đột xã hội hoặc tẩy chay cá nhân hay tổ chức.
Các phương diện của quyền tự do ngôn luận
Liên quan đến vấn đề quyền tự do ngôn luận thì thường ít về vấn đề cá nhân mà về các vấn đề có tính truyền thông đại chúng như một bài báo, một bức ảnh hay một chia sẻ quan điểm công kích trên mạng xã hội… Đặc biệt đối với những người cầm bút thì quyền tự do ngôn luận còn quan trọng hơn cả vì đối với họ, đưa những quan điểm, quan niệm đến với công chúng là công việc chính của họ. Không khó để tìm ra được những ví dụ về những cây bút vì đã thể hiện tư tưởng của mình vượt quá giới hạn về quyền tự do ngôn luận được phép mà phải trả giá đắt, bị giam cầm, tra tấn và thậm chí phải đánh đổi mạng sống của mình.
“Tự do” trong vấn đề ngôn luận
Tự do được chia làm hai loại theo triết gia Isaiah Berlin, tự do tiêu cực và tự do tích cực. Tự do tiêu cực là tự do mà con người có thể làm mọi thứ trong điều kiện cho phép, không vi phạm và điều bị cấm cản. Tự do tích cực là tự do có dự cưỡng chế, con người ta có thể làm được điều mình muốn mà không e sợ bất kì giới hạn nào.
Dẫu vậy, tự do không đồng nghĩa với việc tùy tiện. Tự do ngôn luận đáng mong muốn là quyền được thể hiện quan điểm của bản thân đúng nơi đúng thời điểm, chứ không phải là kiểu muốn nói gì cũng được. Nói cách khác, luôn có giới hạn trong việc tự do thể hiện quan điểm, tùy vào quan điểm như thế nào mà có thể đánh giá quan điểm đó có phù hợp để thể hiện một cách tự do không.
Như vậy, hầu như các bậc triết học đều đồng ý rằng quyền tự do ngôn luận nên có những giới hạn và không thể tồn tại quyền hạn tuyệt đối của tự do ngôn luận.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *