Người khuyết tật vốn là một đối tượng dễ bị tổn thương và rất cần được sự quan tâm của nhà nước và xã hội. Tuy nhiên họ không được tiếp cận nhiều với những quy định của pháp luật để bảo vệ và thực hiện quyền lợi của họ. Đặc biệt hơn nữa là đối tượng trẻ em khuyết tật rất cần được quan tâm, chăm sóc. Trong bài viêt này sẽ cung cấp những thông tin về quy định của pháp luật về xác định mức độ khuyết tật cho trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi.

Thứ nhất, theo Điều 18 Luật người khuyết tật 2010 thì khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật:
-Người đại diện hợp pháp của trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi làm đơn Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho NKT hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
– Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
Thứ hai, về phương pháp xác định mức độ khuyết tật cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐTQuy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện: “ Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho trẻ dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để đánh giá mức độ khuyết tật của trẻ khuyết tật.”
Thứ ba, cụ thể có các mức độ khuyết tật theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:“3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%”.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *