Hiện nay có rất nhiều hình thức Đầu tư tại Việt Nam và tương ứng với mỗi hình thức đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải tiến hành Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư riêng.

I. Phân loại dự án

1. Dự án không phải đăng ký đầu tư:

Dự án đầu tư trong nước có vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.

2. Dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

– Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 – 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Dự án đầu tư có vốn nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện.

3. Dự án thuộc diện thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

– Dự án có quy mô vốn từ 300 tỉ đồng Việt Nam trở lên

– Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (theo phục lục số kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Đầu tư).

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Hồ sơ bao gồm

1. Bản đăng ký đầu tư.

2. Dự án đầu tư gồm: Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường, kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).

3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.

4. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).

5. Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

6. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên nhà đầu tư phải nộp kèm theo:

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;

– Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

III. THỦ TỤC THẨM TRA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Đối với dự án đầu tư có quy mô trên 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lính vực đầu tư có điều kiện:

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tu

– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà dầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác, đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân).

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm;

– Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm;

– Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.

– Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên nhà đầu tư phải nộp kèm theo

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
  • Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đâu tư nước ngoài.

2. Đối với dự án có quy mô dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

– Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm);

– Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
  • Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

– Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

 3. Đối với dự án có quy mô trên 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;

– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;

– Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm);

– Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và môi trường.

– Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

4. Dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế mới.

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Hợp đồng liên doanh với hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài lần đầu có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có dự án đầu tư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *