8. Luật xây dựng 2014

Luật này bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như:

– Công trình thuộc dự án được Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư.

– Công trình xây dựng tạm phục vụ cho công trình chính.

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt.

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô <7 tầng, diện tích sàn < 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt.

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc.

Luật này thay thế Luật Xây dựng 2003.

9. Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004; theo đó có những nội dung đáng chú ý như sau:

– Cấm giao tàu thuyền cho người không đủ điều kiện điều khiển.

– Phân loại cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III.

– Thay đổi điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng.

10. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014

Theo Luật này thì người nước ngoài được cấp thị thực nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh trừ trường hợp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh.

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh.

– Người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, hành nghề luật sư, lao động, học tập phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh.

Ngoài ra, đối với Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp trước ngày 01/01/2015 còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó.

Luật này thay thế Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.

11. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế 2008, theo đó quy định:

Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động thuộc diện phải đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì buộc phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây).

Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Đồng thời, mở rộng đối tượng tham gia; thay đổi mức đóng, phương thức đóng…

12. Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013

Theo Luật thì tổ chức, cá nhân được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây:

– Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;

– Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;

– Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;

– Được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.

Luật này thay thế Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001.

13. Luật việc làm 2013

So với quy định trước đây, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Luật Việc làm sẽ có thêm Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên.

Mặt khác, cũng không còn quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên mới phải tham gia BHTN.

Tuy nhiên, người lao động giúp việc gia đình hoặc đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia BHTN.

Thư viện pháp luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *