Thời buổi hội nhập hiện nay việc kinh doanh độc lập luôn là một vấn đề được xã hội quan tậm. Một trong những hình thức kinh doanh độc lập phổ biến nhất là thành lập công ty TNHH một thành viên. Đi kèm với đó là những yêu cầu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mà người tạo lập cần phải nắm rõ, nếu bạn đang có ý định kinh doanh độc lập thì đừng bỏ qua những thông tin về điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Người tạo lập doanh nghiệp

Người tạo lập một doanh nghiệp TNHH một thành viên phải là người có khả năng đáp ứng được tất cả các yêu cầu về khoản nợ và tài sản của công ty mà người đó đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp. Bao gồm các vấn đề phát sinh về vốn, các khoản nợ và toàn bộ tài sản trong quá trình hoạt động và kinh doanh. Nếu như bạn có nhu cầu một thành lập doanh nghiệp, bạn phải có khả năng chứng tỏ được nguồn vốn của mình đủ khả năng đáp ứng những vấn đề đó.

Thương hiệu

Bên cạnh người tạo lập, thương hiệu cũng là một trong những điều kiện đòi hỏi rất khắt khe. Thương hiệu của công ty phải là duy nhất và phải được pháp luật công nhận, chịu sự bảo hộ của pháp luật, tránh tình trạng đăng kí những thương hiệu đã có, như vậy là trái quy định và công ty sẽ không hợp lệ.

Mặt bằng kinh doanh

Công ty trực thuộc Việt Nam phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin về văn phòng cũng như các trụ sở của công ty, bao gồm các yếu tố như số điệu thoại, email, fax, địa chỉ đều phải chính xác để nhà nước quản lí hồ sơ.

Tài chính

Trước khi được cho phép mở một công ty TNHH một thành viên, người tạo lập phải đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định của công ty theo quy định của pháp luật. Người tạo lập phải có khả năng về tài chính, có thể chứng minh được tài chính của mình và phải được pháp luật công nhận thì công ty đó mới được cấp giấy phép hoạt động.

Kinh doanh

Yếu tố cuối cùng về việc tạo lập công ty TNHH một thành viên là điều kiện về kinh doanh. Người chủ sở hữu chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng theo quy định của pháp luật, mọi trường hợp kinh doanh trái phép đều bị cấm và xử lí theo quy định của nhà nước. Các mặt hàng trái phép cố ý kinh doanh sẽ bị xử phạt nặng thậm chí bị đi tù và cùng với đó là tước quyền kinh doanh của công ty.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *