Do nhu cầu công việc, hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị muốn kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công nhân lao động đến tuổi nghỉ hưu. Đối tượng lao động này được gọi chung là người cao tuổi (NCT).
Hợp đồng với người cao tuổi
Người cao tuổi nghỉ hưu, quy định ký hợp đồng với người cao tuổi, ký hợp đồng với người nghỉ hưu vẫn đi làm, thuê lao động cao tuổi, trả lương cho người cao tuổi theo khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao động người cao tuổi được định nghĩa là: “Bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”. Vì vậy, NCT là người làm việc trong độ tuổi trên 60 tuổi đối với nam, và trên 55 tuổi đối với nữ. Khi đó, NCT được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Việc sử dụng NCT, cũng như những điều kiện để sử dụng họ được quy định chi tiết trong khoản 1 và khoản 3, Điều 167 BLLĐ bao gồm các yếu tố sau: Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với NCT có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động (HĐLĐ), hoặc giao kết HĐLĐ mới theo quy định tại chương III của BLLĐ, nhưng không được sử dụng NCT làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
Theo đó khoản 1 Điều 11 Nghị định 45/2013/NĐ – Cp về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định: “Việc sử dụng NCT làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau” Người cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật, NCT có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc; sử dụng có tính thời điểm, không quá 5 năm đối với từng trường hợp; phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần trong một năm; có ít nhất 1 người không phải là NCT cùng làm việc”.
Quyền lợi của người cao tuổi
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 167 BLLĐ thì khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo HĐLĐ mới thì người quyền lợi đang được hửơng theo chế độ hưu trí, NCT vẫn được hưởng quyền lợi đã thỏa thuận theo HĐLĐ. Trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NCT đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên (không phân biệt giữa đã hoặc chưa đến tuổi hưởng chế độ hưu trí) mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Vì vậy đối với trường hợp NCT mà làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên theo chế độ HĐLĐ, khi chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo đúng quy định. Cách tính trợ cấp thôi việc được thực hiện theo quy định tại Điều 48 của BLLĐ và các quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12.1.2015 của Chính phủ và Thông tư số 47/TT-BLĐTBXH ngày 16.11.2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.