Quy trình và thẩm quyền xử lý vi phạm quyền tác giả, quyền liên  quan phụ thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm bản quyền tác giả của bên vi phạm. Theo đó xử lý vi phạm quyền tác giả, vi phảm quyền liên quan đến quy định tại nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.

Dựa trên tinh thần các quy định nêu trên, chúng tôi xin phân loại các dạng xử lý và thẩm quyền xử lý vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

1. Xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Thẩm quyền: Thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP gồm nhiều cơ quan ban ngành khác nhau như: Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và Thanh tra chuyên ngành khác, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường.

Một số hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan sẽ bị xử lý hành chính:

Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đến mức 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trự hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.

3. Hình thức xửa phạt bổ sung

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này

Điều 9: Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.00 đến 3.000.000 đồng đói với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả được luật sư tư vấn

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối vơi hành  vi quy định tại khoản 1 Điều này

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này

Điều 10: Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đêbs 10.000.000 đồng đối vưới hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín cưa tác giả

3. Biên pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 điều này

 

2. Xử lý hình sự đối vói hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Thẩm quyền: Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự đối với các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Bộ luật hình sự

Cụ thể các hành vi sẽ bị xử lý vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:

Điều 131: Tội xâm phạm quyền tác giả

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thi bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạp không giam giữ đến hai năm

A) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học báo chí chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình

B) Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, địa hình

C) Sửa đổi bất hợp pháp nội dung  của tác phẩm nghệ thuật, nghệ thuật văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí chương trình băng âm thanh, băng hình, địa hình

D) Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Có tổ chức;

B) Phạm tội nhiều lần;

C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 170a.Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao ghi âm, ghi hình

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đâuy thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *