Hiện nay các vụ tranh chấp đất đai diễn ra rất phổ biến ở các địa phương. Người tham gia Tranh chấp đất đai phải có những hiểu biết nhất định về vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Hà chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Việc giải quyết các tranh chấp đất đai có thể diễn ra dưới 2 phương thức khác nhau đó là khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi phương thức giải quyết lại có những thủ tục, trình tự giải quyết khác nhau.
Các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được phép thực hiện trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết. Có 2 bước giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự
Các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo các quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp khác để tiến hành khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
Trước tiên, người khởi kiện vụ án sẽ gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu và chứng cứ có liên quan đến Tòa án có thẩm quyền, hoàn thành việc tạm ứng án phí và các hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án có thẩm quyền.
Tiếp đó, sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án và thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai đó, tòa án sẽ tiến hành việc hòa giải giữa các bên liên quan và đây là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự được chủ trì và thực hiện bởi Tòa án. Nếu việc hòa giải thành công, sau 07 ngày mà các bên đương sự không có bất cứ ý kiến nào thì tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Tuy nhiên nếu hòa giải không thành công, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử. Trong quá trình xét xử, các bên tranh chấp sẽ đưa ra các thỏa thuận để tiến đến giải quyết tranh chấp đất đai. Nhưng nếu không đồng ý, các bên trong vụ tranh chấp vẫn có quyền được kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai này được áp dụng cho những trường hợp tranh chấp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND.
Đối với tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau, các khiếu nại phải được gửi đến UBND cấp huyện, là chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp một bên hoặc các bên không có sự đồng ý với hướng giải quyết lần đầu sẽ có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh để tiếp tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Đối với tranh chấp đất đai giữa các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thì các bên này có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một bên hoặc các bên không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có thể tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp đất đai, Luật cũng có quy định các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Trên đây là những tư vấn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đại Hà chúng tôi. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể lựa chọn cho mình phương án giải quyết tranh chấp đất đai phù hợp nhất cho mình.
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886