Hiện nay có rất nhiều những cặp đôi sống với nhau như vợ chồng, tuy nhiên lại không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Sau một thời gian sinh sống, thậm chí là có con cái với nhau, họ sinh ra bất đồng quan điểm, không còn cảm thấy hạnh phúc và quyết định chia tay. Khi này đây, một câu hỏi được đặt ra là không đăng ký kết hôn, sau chia tay, người phụ nữ có được chia tài sản hay không? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết dựa trên cơ sở pháp luật để giúp bạn trả lời câu hỏi này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé!

Những tranh chấp về mặt tài sản sau khi chia tay thông thường sẽ là những tranh chấp về việc nuôi con, hoặc việc phân chia các tài sản chung. Và sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Về việc dành nuôi con
Tại Điều 15 của pháp luật Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái trong trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có nếu: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”.
Như vậy trong trường hợp 2 bạn sống với nhau dưới danh nghĩa vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì hai bên vẫn phải có nghĩa vụ giải quyết việc dành quyền nuôi con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 81 như sau:
2. Khi ly hôn, vợ và chồng trực tiếp thỏa thuận về nghĩa vụ cũng như quyền lợi của hai bên sau đối với con mình; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải cân nhắc nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng cũng như là giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy theo quy định của pháp luật, người phụ nữ sẽ có quyền nuôi con nếu con dưới 36 tháng tuổi. Nếu con từ 7 tuổi trở lên, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về quyền được nuôi con. Nếu không thể tự thỏa thuận, bạn sẽ cần đến sự can thiệp của pháp luật. Các yếu tố như điều kiện kinh tế, lối sống, … của 2 bên sẽ được Tòa cân nhắc để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Về việc chia tài sản chung
Về việc giải quyết các quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của 2 bên chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 16 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cụ thể như sau:
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác cũng được coi như lao động có thu nhập nếu có liên quan đến việc duy trì đời sống chung.
Theo đó, giữa các bên có thể có những thỏa thuận giải quyết phân chia tài sản với nhau. Nếu không thể cùng đưa ra quyết định, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của Luật sư và Tòa án. Tuy nhiên sự ưu tiên vẫn thuộc về quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

 

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *