Chúng ta luôn nghe những câu nói rất quen thuộc như “Huy động vốn đầu tư nước ngoài”, “Đẩy mạnh đầu tư nước ngoài”, …Vậy rốt cuộc để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty, doanh nghiệp Việt Nam cần có những giấy tờ gì? Hãy cùng Công ty Luật Đại Hà đi tìm câu trả lời mới nhất cho lĩnh vực này ngay sau đây.
Theo Luật Đầu tư 2014, có bốn hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
a) Điều kiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Theo Luật Đầu tư 2014, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ được quy định trong Luật này;
– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Về hồ sơ thành lập công ty
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
• Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
• Điều lệ công ty;
• Danh sách thành viên, cổ đông;
• Bản sao thẻ căn cước công dân, CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên;
• Hợp đồng thuê trụ sở;
c) Thủ tục, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam
a) Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
• Mua cổ phần phát hành lần đầu, cổ phần phát hành thêm của CTCP;
• Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
• Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định theo Luật này;
– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
• Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
• Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty;
• Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty;
• Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định trong luật này.
– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2014.
b) Về hồ sơ
– Văn bản đăng ký bao gồm: Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
– Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
c) Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
Thủ tục đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được quy định chi tiết theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Nội dung hợp đồng đã được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư 2014.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư tại Công ty Luật Đại Hà:
– định pháp luật liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư tại Việt Nam;
– Tư vấn các hình thức đầu tư, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề;
– Tư vấn các hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam;
– Tư vấn quy định và thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ, đóng phí thẩm định và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước.
Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, Luật Đại Hà đảm bảo sẽ đem đến cho quý khách hàng dịch vụ với chất lượng cao và chi phí hợp lý!
DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
• Địa chỉ: Số 44, ngõ 282, Lạc Long Quân, p. Bưởi, q. Tây Hồ, TP Hà Nội
• Phone: 0972 932 886 – 0977 905 927- 0243.7532022
• Email: Daiha@luatvina.vn
WEBSITE: https://luatdaiha.com