Quyết định thành lập công ty, doanh nghiệp là một quyết định vô cùng quan trọng, đặc biệt với những người mới khởi nghiệp. Sau quyết định thành lập thì việc đầu tiên các chủ doanh nghiệp cần làm là tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp. Thủ tục pháp lý này hiện nay khá đơn giản, tuy nhiên với những người mới thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dưới đây là những lưu ý bạn không nên bỏ qua, cùng tìm hiểu nhé!
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường được mọi người xem nhẹ và coi là bước thủ tục phải làm mà thường không đặt tâm vào. Tuy nhiên, trong thực tế có một số vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan đến thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà các nhà đầu tư cần lưu ý, quan tâm.
- Xác định tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp
Pháp luật doanh nghiệp hiện hành bắt buộc tên doanh nghiệp không được trùng nhau, không tương đồng dễ gây nhầm lẫn do vậy khi tiến hành thành lập doanh nghiệp bước đầu tiên bạn cần phải tra cứu tên Doanh nghiệp của mình xem đã có hay chưa. Để quản lý tình hình hoạt động sau khi thành lập, cơ quan Thuế sẽ yêu cầu cung cấp địa chỉ Trụ sở doanh nghiệp phải đầy đủ, chính xác để dễ dàng quản lý.
- Xác định ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp
Bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường thì ngành nghề kinh doanh cũng rất quan trọng. Do vậy, các nhà đầu tư cần phải xin thêm giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định, các ngành nghề cấm kinh doanh hoặc phải đáp ứng thêm một số điều kiện đặc thù của ngành nghề đó mà pháp luật quy định cũng như phải thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xác định số vốn điều lệ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Các Doanh nghiệp cũng cần xác định rõ số lượng và loại tài sản dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp như: tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…
- Xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệp
Số lượng các thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau này. Do vậy bạn cũng không được bỏ qua yếu tố này.
- Hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
Hợp đồng/thỏa thuận thành lập công ty, doanh nghiệp rất cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều cá nhân hoặc nhà đầu tư khác tham gia. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ đối với loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì hợp đồng liên doanh mới phải có trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp uy tín
Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa tìm được công ty luật uy tín để hỗ trợ thực hiện các thủ tục thành lập công ty thì hãy đến với Luật Đại Hà. Đây là công ty luật với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ cũng như nhận báo giá chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0972.923.886 để được tư vấn và hỗ trợ. Luật Đại Hà – Công ty Luật số 1 dành cho bạn.