Sổ đỏ, sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân dựa theo màu sắc của từng loại Giấy chứng nhận. Tùy theo từng thời kỳ mà “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” có tên gọi pháp lý khác nhau như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).
Sổ đỏ là minh chứng cần thiết cho giá trị sở hữu của một mảnh đất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm sổ đỏ, đặc biệt là những người mới làm. Các bước tiến hành làm sổ đỏ đã được quy định đầy đủ theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cùng tham khảo những gợi ý về thủ tục làm sổ đỏ lần đầu từ các luật sư của Luật Đại Hà để có thêm kinh nghiệm cho mình nhé!
Bước 1. Tiến hành nộp hồ sơ để làm sổ đỏ
Có hai địa chỉ mà bạn có thể nộp hồ sơ. Theo Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các cá nhân và hộ gia đình có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, là cấp trực tiếp quản lý ở địa phương. Bên cạnh đó, nếu như không nộp tại UBND xã, bạn có thể gửi hồ sơ tới cấp cao hơn là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện. Với những nơi chưa có chi nhánh, người dân có thể đăng ký hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Hiện nay, nhiều địa phương đã thành lập bộ phận một cửa, trực tiếp tiếp nhận và trả kết quả của các thủ tục hành chính. Như vậy, bạn có thể nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
* Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
Khoản 1 Điều 8 Thông tư số: 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, bao gồm:
- a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
- b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
- c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
- d) Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- e) Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Bước 2: Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ
Khi kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ, người tiếp nhận sẽ điền thông tin vào sổ tiếp nhận. Đồng thời, họ sẽ đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp. Theo đó, trong phiếu sẽ ghi đầy đủ thông tin của người nộp, thời gian trình hồ sơ và ghi ngày hẹn trả kết quả. Người dân cần cất giữ phiếu này làm căn cứ đi nhận kết quả.
Trường hợp 2: Hồ sơ làm sổ đỏ còn thiếu
Không ít người do sơ suất hoặc thiếu hiểu biết mà làm hồ sơ chưa đầy đủ. Người tiếp nhận sẽ hướng dẫn cách bổ sung các hồ sơ còn thiếu, trong thời hạn 3 ngày làm việc, bạn phải hoàn thiện các chứng từ và thông tin còn thiếu theo đúng quy định.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu làm sổ đỏ
Ở giai đoạn này, người làm sẽ nhận được thông báo của chi cục thuế về việc đóng các khoản tiền như: Lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), phí thẩm định hồ sơ.
Bước 4: Hoàn thiện và trả kết quả
Sau khi hoàn thiện tất cả các thủ tục, cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ nhận được Giấy chứng nhận.
Trên đây là những bước cơ bản để tục làm sổ đỏ mà mọi người cần lưu ý. Nếu cần tư vấn thêm về thủ tục cũng như các vấn đề liên quan đến luật pháp, khách hàng có thể liên hệ tới Luật Đại Hà qua hotline: 0972 932 886 – 0977 905 927- 0243.7532022. Ngoài ra, bạn có thể để lại thông tin trên website của Luật Đại Hà: https://luatdaiha.com/lien-he hoặc Email: luatdaiha@luatvina.vn. Ngay khi tiếp nhận được nhu cầu của khách hàng, đội ngũ nhân viên sẽ trực tiếp liên hệ lại và giải đáp các thắc mắc.