Tách sổ đỏ là một trong những vấn đề pháp lý được người dân đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về thủ tục, chi phí là trở ngại lớn nhất cho người dân khi tiến hành tách sổ theo pháp luật. Hãy để Luật Đại Hà hỗ trợ bạn qua những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!
Tách sổ đỏ là gì?
Tách sổ đỏ là việc chia mảnh đất ban đầu đã có sổ đỏ thành những mảnh đất khác có diện tích nhỏ hơn. Việc tách sổ không thể thực hiện một cách tùy ý mà phải tuân thủ theo quy định của Luật Đất đai hiện hành về diện tích tối thiểu được tách thửa. Tức là thửa đất mới được hình thành và thửa đất sau khi tách phải có diện tích không nhỏ hơn diện tích tối thiểu mà pháp luật đã quy định.
Trong trường hợp diện tích thửa đất sau khi tách nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng người sử dụng đất xin hợp thửa với đất khác, tạo thành thửa đất mới với diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu mà pháp luật quy định thì vẫn được phép tách sổ.
Thủ tục tách sổ đỏ
– Hồ sơ tách sổ gồm: Đơn đề nghị tách thửa đất và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Thời hạn giải quyết: Thời gian giải quyết thủ tục tách thửa trong vòng 20 ngày. Với những vùng miền núi, vùng sâu xa, hải đảo có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn trong việc đi lại thì có thể kéo dài hơn 15 ngày.
Các khoản thuế và phí phải nộp khi tách sổ đỏ
Khi tiến hành tách sổ, người dân sẽ phải đóng thuế, chi trả phí theo đúng quy định. Cụ thể như sau:
Thuế phải nộp
Thuế thu nhập cá nhân sẽ là khoản thuế đầu tiên người dân phải nộp khi tiến hành tách sổ. Theo Khoản 1, Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, một số trường hợp sau sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân:
– Tách sổ đỏ giữa chồng với vợ;
– Tách sổ đỏ giữa mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ;
– Tách sổ đỏ giữa mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi;
– Tách sổ đỏ giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu;
– Tách sổ đỏ giữa mẹ vợ, cha vợ với con rể;
– Tách sổ đỏ giữa bà nội, ông nội với cháu nội;
– Tách sổ đỏ giữa bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại;
– Tách sổ đỏ giữa anh, chị, em ruột với nhau.
Phí phải nộp
Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người dân cần nộp phí trước bạ nhà đất. Khoản 1, Điều 7, Nghị định 140/2016/NĐ-CP đã quy định, mức phí tách sổ trước bạ bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa. Ngoài khoản phí trước bạ, người dân còn phải nộp thêm các khoản phí như phí công chứng, phí đo đạc, phí thẩm định hồ sơ, phí cấp mới sổ đỏ sau khi tách thửa………
Quý khách cần tư vấn chi tiết hơn về thủ tục tách sổ đỏ, liên hệ ngay Luật Đại Hà qua hotline: 0972923886.