Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của pháp luật sở hữu trí tuệ, là một tài sản vô hình gắn liền với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Vi phạm nhãn hiệu là một trong những hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền sở hữu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vậy thế nào là vi phạm nhãn hiệu và hậu quả của việc vi phạm nhãn hiệu là gì? Hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
- Nhãn hiệu là gì?
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký.
- Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
- Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
- Cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự;
- Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
- Quy trình xử lý vi phạm nhãn hiệu.
- Bước 1: Thu thập thông tin, lập vi bằng;
- Bước 2: Giám định hành vi vi phạm nhãn hiệu;
- Bước 3: Gửi thư cảnh báo cho bên vi phạm;
- Bước 4: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Bước 5: Khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền hoặc nộp đơn tố cáo nếu thấy đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm theo luật hình sự.
- Giải pháp ngăn ngừa, bảo vệ nhãn hiệu.
- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu
- Nâng cao nhận thức về quyền đối với nhãn hiệu;
- Gia tăng quảng bá, làm nổi bật nhãn hiệu và hình ảnh trong mắt người tiêu dùng;
- Bên cạnh đó, chủ thể sở hữu nhãn hiệu luôn phải cảnh giác với các nguy cơ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình.
Trên đây là những thông tin về xử lý các vi phạm liên quan đến nhãn hiệu mà Luật Đại Hà muốn chia sẻ tới Quý khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu vui lòng liên hệ với Luật Đại Hà để được hưởng các dịch vụ pháp lý tốt nhất.