Hiện nay, đối tượng được kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động điện lực đã được mở rộng bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực điện lực vẫn cần phải tuân thủ những điều kiện mà pháp luật đặt ra. Vậy thành lập công ty hoạt động điện lực cần những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục ra sao? Hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
- Hoạt động điện lực là gì?
- Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.
- Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động điện lực.
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Có đăng ký mã ngành nghề phù hợp theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
- Có giấy phép hoạt động điện lực phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
- Thành phần hồ sơ.
Ở bài viết này Luật Đại Hà sẽ giới thiệu cho Quý khách hàng một số loại hình công ty để Quý khách hàng có thể lựa chọn.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH MTV:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH MTV;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.
Hồ sơ thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần);
- Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của thành viên (đối với công ty TNHH), của cổ đông (đối với công ty cổ phần);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.
- Trình tự, thủ tục.
- Bước 1: Người đại diện hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp hoặc theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
- Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Các trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
- Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;
- Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
- Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;
- Điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
- Lưu ý.
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục đi kèm như công bố thông tin, khắc dấu công ty, kê khai thuế, …
- Hoạt động điện lực là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ giấy phép trong suốt quá trình hoạt động.
Để việc thành lập công ty hoạt động điện lực diễn ra nhanh chóng, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật Đại Hà để được sử dụng những dịch vụ sau:
- Tư vấn cho Khách hàng các vấn đề liên quan đến điều kiện và thủ tục thành lập công ty.
- Tư vấn, soạn thảo toàn bộ hồ sơ pháp lý.
- Đại diện theo ủy quyền của Khách hàng, trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để nộp hồ sơ và nhận kết quả.
- Tư vấn pháp lý và đồng hành cùng Quý khách hàng các vấn đề khác sau khi thành lập công ty.