“Trong khi Xã hội còn bao nhiêu vấn đề bức xúc cần quan tâm như tiêu cực, tham nhũng, lãng phí… thì chuyện đặt tên cho con chỉ là chuyện nhỏ, chưa phải lúc bàn đến – Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn ban QPPL nêu quan điểm.
Vừa qua, trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Hộ tịch, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nhung (Thanh Hóa) đề nghị Luật Hộ tịch cần quy định nguyên tắc đặt tên và xác định họ cho con phù hợp với văn hoá, tránh những cái tên xấu, quá dài, không thuần Việt.
Vì tên quá dài nên các chữ đệm đều viết tắt trên giấy phép lái xe.
Để được tư vấn mọi mặt về Luật pháp, Vui lòng liên hệ Luật Đại Hà: 04.3753.2022 | 0972.923.886
Luật sư Tư vấn | Luat su Tu van | Thủ tục Ly hôn | Tư vấn Ly hôn | Tư vấn Luật doanh nghiệp | Dịch vụ Đăng ký Kinh doanh | Tư vấn Hợp đồng | Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp | Dịch vụ Tranh tụng
Đại biểu Nguyễn Thị Nhung cho rằng, dự luật không quy định nguyên tắc đặt tên cho con sẽ làm khó khăn cho cán bộ hộ tịch ở địa phương khi cha mẹ đặt tên cho con không thuần Việt, vì vậy, theo bà Nhung, nếu luật Hộ tịch không quy định xác định họ, dân tộc và nguyên tắc đặt tên thì cần xây dựng một luật mới là luật Đặt tên hay quy định rõ hơn trong bộ luật Dân sự sửa đổi sắp tới.
Theo bà Nhung, luật quy định nguyên tắc đặt tên và xác định họ dân tộc cho con phải phù hợp với văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, tránh tình trạng vì mong muốn ISC CISSP exam của bố mẹ mà họ và dân tộc của con không phù hợp phong tục, tập quán.
Quan điểm của vị ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã gây ra nhiều tranh cãi, bên cạnh một số ý kiến đồng tình, thì có rất nhiều ý kiến lên tiếng phản đối, vì cho rằng đưa điều này vào luật là quá áp đặt. Đặt tên con thế nào là quyền của cha mẹ. Hơn nữa nếu làm luật này thật, sẽ lại có một ban thẩm định tên cho trẻ sơ sinh, quá rườm rà cho người dân và gây lãng phí cho ngân sách!
Bên cạnh đó, dư luận cũng cho rằng, cái tên là một quyền tự quyết của công dân mà ban thành quy định thì không hợp lý, thế chẳng lẽ đi đặt tên cho con thì phải xin phép và đem cái tên đi thẩm định? Đề xuất này phiền hà và gây rắc rối, tăng thêm thủ tục hành là chính!
Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật về vấn đề trên, ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm rằng, ông không đồng tình với việc quy định nguyên tắc về việc đặt tên cho con.
Ông Đào Trọng Thi.
“Tôi không ủng hộ quy định bắt buộc trên vì quy định như thế là vi phạm quyền công dân. Ai chẳng muốn đặt tên hay, tên đẹp cho con. Để hạn chế việc người dân đặt tên con xấu, không đúng thuần phong mỹ tục, thì nhiệm vụ của cơ quan quản lý là phải làm sao cho người ta hiểu và làm theo, chứ không thể đưa ra những quy định cứng nhắc, áp đặt được. Còn xét về thực tế, con tôi tôi đặt tên thế nào là quyền của tôi, anh không thể quy định được, anh có thể bảo tên này là hay, là văn hóa nhưng tôi không thấy như thế. Vậy căn cứ vào chuẩn nào để anh bắt tôi làm theo quy định” – GS Đào Trọng Thi phân tích.
Cũng theo ông Thi, thì việc này thuộc về văn hóa, mà đã là văn hóa
CCIE 400-101 thí không thể áp đặt hay quy định cụ thể được.
“Theo tôi thì Luật không nên điều chỉnh đến mức quá chi tiết như thế, vì nếu đưa việc đặt tên con vào luật, thì phải xem xét xem nên quy định trong văn bản cấp nào cho phù hợp, đó là cả vấn đề, chứ không phải cứ đưa vào luật là được. Xét về bản chất thì đề xuất này là có ý tốt, tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng cần phải tôn trọng quyền tự do công dân, hạn chế tối đa việc áp đặt ý chí chủ quan của mình, bởi có những thứ tốt đẹp phải thực hiện bằng con đường tuyên truyền, xây dựng, chứ không thể áp đặt bằng 1 quy định trong luật” – ông Đào Trọng Thi khẳng định.
Trong khi đó, ông Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng cho rằng, đây chưa phải là thời điểm để bàn đến vấn đề “nhỏ” như việc quy định đặt tên cho con.
Ông Lê Hồng Sơn.
“Xưa nay, đặt tên thế nào là quyền của công dân. Thực ra việc này cũng cần có chuẩn để định hướng người dân. Nhưng chuẩn như thế nào thì lại là vấn đề cần bàn” – ông Sơn nêu quan điểm.
Theo ông Sơn, đề xuất nào cũng có tính hai mặt, khi quyết định thì phải cân nhắc cả mặt lợi và mặt hại của vấn đề.
“Về quy định đặt tên cho con, tôi nghĩ cũng có lý. Tuy nhiên, bây giờ chưa phải lúc bàn đến. Bởi hiện nay còn rất nhiều vấn đề lớn, vấn đề quan trọng gây bức xúc trong dư luận như tiêu cực, tham nhũng, lãng phí… Dân kiếm 1 ngày được có mấy nghìn đồng, mà nhiều quan đua nhau lãng phí đủ các kiểu, làm hao tổn kinh tế của đất nước. Còn việc đặt tên như thế nào, chắc cũng chưa ảnh hưởng lớn gì đến ai cả nên chưa cần đem để bàn” – ông Sơn phân tích.