Sau một thời gian đi vào hoạt động, doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng kinh doanh thì có thể lựa chọn thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. So với văn phòng đại diện, việc lựa chọn chi nhánh có ưu điểm hơn là được thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký. Vậy để hiểu rõ hơn về việc thành lập chi nhánh, hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chi nhánh là gì?
Thuật ngữ chi nhánh được quy định cụ thể tại khoản 1, điều 44 luật doanh nghiệp 2020 như sau:
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
- Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập chi nhánh
- Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh), của hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); bản sao nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH MTV) về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh;
- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh;
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
Trình tự thủ tục thành lập chi nhánh
- Bước 1: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
- Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh.
Các lưu ý khi thành lập chi nhánh
- Tên chi nhánh: tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Ngoài ra tên bằng tiếng việt, tên chi nhánh có thể đăng kí bằng tên nước ngoài và tên viết tắt.
- Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong và ngoài nước. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh.
- Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề của doanh nghiệp. Chi nhánh chỉ được đăng kí những ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp có đăng kí.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc hoạch toán phụ thuộc cho chi nhánh theo kế hoạch kinh doanh của mình.
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886