Trong quá trình hội nhập quốc tế, hôn nhân có yếu tố nước ngoài không còn là hiện tượng ít gặp trong đời sống xã hội mà ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt
– Đối tượng điều chỉnh tương tự như pháp luật về dân sự bao gồm các quan hệ về nhân thân và các quan hệ về tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Khi quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập thì các quan hệ về nhân thân (danh dự, nhân phẩm, uy tín…) và quan hệ tài sản (tài sản chung, tài sản riêng…) của các chủ thể cũng được xác lập và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
– Phương pháp điều chỉnh, quan hệ hôn nhân cũng dựa trên các phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự. Và sau cùng, các quy định có tính nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình còn được quy định trong Bộ luật dân sự của Việt Nam, đặc biệt tại các điều: Điều 39 (quyền kết hôn), Điều 40 (quyền bình đẳng của vợ chồng), Điều 42 (quyền ly hôn), Điều 44 (quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi)…

Tuy nhiên, khác với quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình có tính chất đặc biệt được thể hiện ở quan hệ tình cảm giữa các chủ thể tham gia quan hệ. Các quan hệ này hình thành từ sự kiện kết hôn, từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Đây là những sự kiện, những trạng thái có tính chất đặc biệt không giống như các hợp đồng, nghĩa vụ dân sự. Chính yếu tố tình cảm giữa các chủ thể là thành viên trong gia đình quyết định việc xác lập, tồn tại hay chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình.

Hơn nữa, trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn thể hiện trách nhiệm và vì lợi ích của những người khác trong các quan hệ phái sinh từ quan hệ hôn nhân như quan hệ huyết thống (cha mẹ với con cái) hoặc quan hệ thân thuộc (cha, mẹ, anh, em, họ hàng của các bên vợ và chồng).
Được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật
Chính vì chứa đựng yếu tố nước ngoài nên các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thường được điều chỉnh bởi hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Điều đó đã dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật và đặt ra yêu cầu phải xem xét, lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng đối với những quan hệ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *