Việt Nam là một quốc gia không phát triển, và đương nhiên đất nước của chúng ta không nằm ngoài xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới. Ngoài việc chúng ta nhận được những nguồn vốn đầu tư từ những nước khác, thì việc đầu tư từ trong nước ra nước ngoài cũng là một cách để khai thác triệt để lợi thế khi đặt các nước lên bàn cân so sánh, vì thế đây là một hoạt động khách quan và tất yếu.
Trong nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn đến từ chính các doanh nghiệp trong nước luôn được nhà nước xem trọng và khuyên khích phát triển. Vậy, khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có những cơ hôi và thách thức như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Cơ hội của doanh nghiệp Việt khi đầu tư ra nước ngoài
– Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (hay còn gọi là WTO) kể từ tháng 1 năm 2007, điều này là nguồn cổ vũ lớn lao và là nguồn động lực phát triển cho nền kinh tế của nước ta. Từ đó đến nay tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước chúng ta liên tục gia tăng, cùng với tiến trình thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ, sự thành lập của các hiệp định song phương, đa phương đã tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
– Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Từ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào tháng 12 năm 2015, cộng đồng này là làm tốt vai trò kết nối sức mạnh của các quốc gia thành viên và cùng giúp nhau phát triển đi lên hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đã trở thành một ưu thế của Việt Nam khi được so sánh dựa trên lợi thế và những chính sách ưu đãi mà chúng ta có được thông qua
Thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi đầu tư ra nước ngoài
– Chúng ta phải thừa nhận trình độ phát triển kinh tế trong nước còn chưa cao, ảnh hưởng từ những cơ chế lạc hậu, những cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn rõ nét, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
– Còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam giữ trong minh tư duy chủ quan, phiến diện một chiều rằng khi nào thừa vốn mới đầu tư ra nước ngoài, điều này gây cản trở rất nhiều trong con đường từ suy nghĩ dẫn tới hành động.
– Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của chúng ta còn non trẻ, chưa vững vàng.
– Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa có những sự thúc đẩy và ủng hộ rõ ràng.