Ngày 12.11, TAND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phiên tòa xét xứ bị cáo Trần Hải Sơn (thuộc cấp của Dương Chí Dũng đã bị TANDTC tại Hà Nội tuyên án tử hình), nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (đối tượng bị TANDTC Hà Nội xử phạt tổng cộng 22 năm tù về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái) về tội tham ô tài sản trong vụ sửa chữa ụ nổi 83M xảy ra tại Khánh Hòa.
Cùng bị xét xử về tội trên còn có Trần Văn Quang, nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Bá Hùng, nguyên Phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin; Phạm Bá Giáp, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân (Nha Trang).
Trong phiên tòa hôm nay, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng đã có mặt với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.
TAND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phần thẩm vấn bị các bị cáo. Theo đó Trần Văn Quang, nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines khai làm theo chỉ đạo và yêu cầu của Sơn chứ hoàn toàn không hưởng lợi gì trong 2 hợp đồng này. Và nhiều lần bị cáo còn đi vay giúp tiền cho Sơn để giải quyết công việc, khi bị bắt còn vay 300 triệu đồng cho Sơn đến nay vẫn chưa trả hết.
Để được tư vấn mọi mặt về Luật pháp, Vui lòng liên hệ Luật Đại Hà: 04.3753.2022 | 0972.923.886
Luật sư Tư vấn | Luat su Tu van | Thủ tục Ly hôn | Tư vấn Ly hôn | Tư vấn Luật doanh nghiệp | Dịch vụ Đăng ký Kinh doanh | Tư vấn Hợp đồng | Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp | Dịch vụ Tranh tụng
i nghe tòa phân tích là bị cáo rất nhiều lần thay đổi lời khai nếu bị cáo không thành khẩn tòa sẽ xem xét thì lúc này Quang mới thừa nhận.
Đến lượt Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines cũng thừa nhận cáo trạng truy tố bị cáo là đúng không sai. Nhưng bị cáo cho rằng mọi việc đều do Quang đề xuất và mình chỉ là người quyết định vì thấy Hùng (Trần Bá Hùng, nguyên Phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin) làm giá có lợi cho Vinalines.
Theo Sơn việc làm của mình là sai, không xin ý kiến của Tổng Công ty hàng hải, còn chỉ đạo như thế nào thì không nhớ và đề nghị chủ tọa công bố lời khai trong các bút lục.
Tòa hỏi Quang gửi cho bị cáo bao nhiêu tiền thì Sơn nói 2,2 tỉ đồng. Khi tòa hỏi tiếp tiền gì thì Sơn bảo “tiền Việt Nam”. Vị chủ tọa nhắc lại: “Tòa hỏi bị cáo tiền gì, nguồn gốc ở đâu mà Quang gửi cho bị cáo chứ không không phải loại tiền gì… Sơn nói: “Bị cáo nhận thức biết đó là tiền sai phạm, tiền gửi giá. Bị cáo xác nhận chứ không nhớ”.
Cũng theo lời của Sơn thì trong 2,2 tỉ đồng Sơn đã trích ra gần 650 triệu để phục vụ vào công việc lễ, tết như để mua quà biếu cho các ban ngành, các “sếp” vì Vinalines không cho chi phí một đồng nào, và tiền này không ai xác nhận.
Tòa hỏi: “Bị cáo nói ứng tiền, vay tiền để mua quà cáp trong các dịp lễ tết cho mục đích của dự án, bị cáo biếu cho những ai?”, Sơn bảo nhiều quá không nhớ hết, lời khai của bị cáo đã có trong các bút lục.
Chí Dũng thừa nhận quà biếu 150 triệu đồng.
Tuy nhiên, tại phiên tòa Chí Dũng chỉ thừa nhận trong 4 năm còn làm ở công ty, Sơn đưa quà cáp khoảng 4 lần trong các dịp lễ, tết tổng cộng khoảng 150 triệu đồng (gồm có rượu, yến và tiền). Việc Sơn biếu là tự nguyện, Dũng không ép buộc và hứa hẹn gì.
Dũng nói không biết nguồn gốc khoản tiền này và cũng không biết gì trong vấn đề này. Sơn cũng không biết nhà và cũng chưa lần nào đến nhà Dũng để đưa quà mà đưa ở công ty.
Báo mới.com