Hiện nay việc tự do ngôn luận luôn được khuyến khích để mọi người thỏa sức tranh luận và giao lưu, cùng với đó là những mặt tiêu cực đối với những đối tượng lợi dụng điều kiện cởi mở mà có các hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này có thể là cơ sở để buộc đối tượng phải chịu tội vu khống. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu về tội vu khống   

Vu khống là gì?

Vu khống có thể hiểu là hành vi sử dụng lời nói hành động làm ảnh hưởng đến danh dự của cá nhận tổ chức 

Tội vu khống được quy định tại Điều 156 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Cấu thành tội vu khống

Khách thế 

Về mặt khách thể, hành vi vu khống người khác của người phạm tội là hành vi xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người bị vu khống được pháp luật bảo vệ. Người phạm tội vu khống đã thực hiện hành vi cố ý làm hạ thấp giá trị, uy tín của người khác. Việc vu khống không chỉ gây tổn thương về tinh thần mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác.

Khách quan

Về mặt khách quan, những hành vi cụ thể mà người phạm tội thực hiện để gây ra hậu quả là làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm hoặc quyền lợi hợp pháp của người khác.

Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật, tự tạo ra những thông tin không có thật về người khác. Hoặc loan truyền, phát tán những thông tin sai sự thật mà mình đã nghe được hoặc đọc được.

Nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Các lời nói, hành vi phải có tính chất làm tổn thương danh dự, nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của họ trong xã hội. Không chỉ gây tổn thương về tinh thần, hành vi vu khống còn có thể gây ra những thiệt hại về vật chất, ví dụ như mất việc làm, bị xã hội tẩy chay, v.v.

Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền: Bịa đặt tội danh, gán ghép cho người khác những tội danh không có thật. Việc tố cáo sai sự thật là đưa ra những thông tin sai lệch về hành vi phạm tội của người khác với cơ quan có thẩm quyền.

Chủ quan

Về mặt chủ quan, yếu tố lỗi được xác định là lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện hành vi cố ý bịa đặt hoặc lan truyền thông tin sai lệch. Họ biết hành vi họ thực hiện có thể làm tổn hại danh dự, nhân phẩm hoặc quyền lợi của người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện. Hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, nhân phẩm hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Chủ thể 

Về chủ thể, người phạm tội vu khống người khác có thể là bất kì ai từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 BLHS 2015). 

Năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Thiếu một trong hai năng lực này, người đó bị coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực chịu trách nhiệm hình sự và được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.

 

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *