Khi thực hiện bất cứ thủ tục làm ăn nào có liên quan đến pháp luật Nhà nước, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ luật lệ về nội dung ấy quy định như thế nào, tránh làm sai thủ tục, dẫn đến nhiều rắc rối khác và với việc đăng kí dự án có vốn đầu tư nước ngoài cũng như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về nội dung này.

Điều kiện về thủ tục

Theo Điều 30, 31, 32 thuộc Luật đầu tư năm 2014, đối với những dự án cần phải xin quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân nhân cấp Tỉnh thì chủ đầu tư cần làm thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan ban ngành này với trình tự thủ tục được quy định tại Điều 33, 34,35 Luật đầu tư 2014.

Nếu dự án đầu tư không thuộc vào những trường hợp có trong Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư 2014 thì nhà đầu tư không cần phải làm thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư.

Vậy, điều đầu tiên khi thực hiện dự án đầu tư đó là xem xét dự án có cần xin quyết định chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh hay không, sau đó thực hiện thủ tục theo quy định trong những điều luật đã nêu trên.

Điều 36 Khoản 1,2 của Luật đầu tư 2014 có quy định như sau:

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư:

• Dự án của nhà đầu tư nước ngoài.

• Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 điều 23 của Luật này.

Các trường hợp không phải thực hiện bao gồm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

• Dự án của nhà đầu tư trong nước.

• Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Luật này.

• Đầu tư theo các hình thức sau: hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Như vậy, những dự án đầu tư có vốn nước ngoài có số vốn đáp ứng điều kiện tại Điều 23 Khoản 1 hoạt động như nhà đầu tư nước ngoài (có vốn điều lệ từ 51% trở lên) phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thủ tục đăng kí đầu tư

Hồ sơ bao gồm:

• Bản đăng kí đầu tư

• Dự án đầu tư gồm: Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).

• Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân.

• Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).

• Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

• Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định như trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:

o Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

o Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *