Nuôi trồng thủy sản thuộc danh mục ngành nghề hưởng nhiều ưu đãi đầu tư, được nhà nước khuyến khích hoạt động. Thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản được thực hiện như thế nào, hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  1. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản

Ở bài viết này Luật Đại Hà sẽ giới thiệu cho Quý khách hàng một số loại hình công ty để Quý khách hàng có thể lựa chọn khi thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản

Công ty TNHH MTV, hồ sơ thành lập gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH MTV;
  • Điều lệ công ty;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, hồ sơ thành lập gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật (đối với công ty TNHH), của cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền.

Trình tự, thủ tục thực hiện

  • Bước 1: Người đại diện hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp hoặc theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  1. Điều kiện khi kinh doanh nuôi truồng thủy sản

Sau khi thành lập và lựa chọn được loại hình doanh nghiệp, công ty cần tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản và đảm bảo điều kiện về cơ sở kinh doanh của công ty để có thể đi vào hoạt động

2.1 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
  • Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi

Trình tự, thủ tục thực hiện:

  • Bước 1: Người đại diện hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
  • Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở
  • Bước 3: Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản
  • Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận 

Điều kiện về cơ sở kinh doanh của công ty như sau:

Khi công ty nuôi trồng thủy sản trong ao, bể

  • Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
  • Cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định pháp luật.

Khi công ty nuôi nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng 

  • Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường

Để thực hiện các vấn đề liên quan đến thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản diễn ra nhanh chóng và tối ưu chi phí, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật Đại Hà để được sử dụng những dịch vụ sau:

  • Tư vấn cho Khách hàng các vấn đề liên quan đến điều kiện và thủ tục thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản;
  • Tư vấn, soạn thảo toàn bộ hồ sơ pháp lý;
  • Đại diện theo ủy quyền của Khách hàng, trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để nộp hồ sơ và nhận kết quả;
  • Tư vấn pháp lý và đồng hành cùng Quý khách hàng các vấn đề khác sau khi thành lập công ty kinh doanh nuôi trồng thủy sản.
——————————————–
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Điểm tự pháp lý – Vững bước thành công
? Trụ sở chính: 44 ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
?Hotline 24/7: 0972 923 886
?Website: luatdaiha.com
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *