Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá thương hiệu thì việc thành lập văn phòng đại diện là điều tất yếu, giúp cho việc tiếp đón, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả trên khắp vùng miền. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tương đối đơn giản nhưng nếu không nắm rõ yêu cầu pháp lý, sẽ gây mất thời gian thực hiện. Hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu những quy định pháp luật mới nhất liên quan đến vấn đề thành lập văn phòng đại diện qua bài viết sau:

  1. Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
  • Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Thành phần hồ sơ lập văn phòng đại diện
  • Thông báo thành lập văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh), của hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH MTV) về việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện;
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
  1. Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện.
  • Bước 1: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
  • Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện.
  1. Các lưu ý khi thành lập văn phòng đại diện.
  • Tên văn phòng đại diện: tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Khi văn phòng đại diện phát hành ấn phẩm, tên của văn phòng đại diện phải được viết nhỏ hơn so với tên doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều văn phòng đại diện.
  • Văn phòng đại diện có chức năng giao dịch và tiếp thị, không có chức năng kinh doanh.
  • Văn phòng đại diện có thể khắc con dấu, tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp cần thực hiện công bố trên trang điện tử (nếu có), niêm yết công khai tại trụ sở chính kể từ khi thành lập văn phòng đại diện.

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập văn phòng đại diện vui lòng liên hệ ngay với Luật Đại Hà để được tư vấn, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian với các dịch vụ sau:

  • Tư vấn cho Khách hàng các vấn đề liên quan đến điều kiện và thủ tục thành lập văn phòng đại diện.
  • Tư vấn, soạn thảo toàn bộ hồ sơ pháp lý.
  • Đại diện theo ủy quyền của Khách hàng, trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để nộp hồ sơ và nhận kết quả thủ tục thành lập văn phòng đại diện.
  • Tư vấn pháp lý và đồng hành cùng Quý khách hàng các vấn đề khác sau khi thành lập văn phòng đại diện.
———————————————
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Điểm tựa pháp lý – Vững bước thành công
? Trụ sở chính: 44 ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
?Hotline 24/7: 0972 923 886
?Website: luatdaiha.com
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *