Tranh chấp đất đai diễn ra vô cùng phổ biến và phức tạp. Để việc giải quyết diễn ra đúng trình tự, quy định của pháp luật, Luật Đại Hà sẽ giới thiệu về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất hiện nay.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật đất đai 2013;

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

2. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Về cơ bản, tranh chấp đất đai được hiểu gồm 02 loại chủ yếu:

– Tranh chấp về ranh giới của các thửa đất liền kề;

– Tranh chấp về việc ai có quyền sử dụng đất

Dù là loại tranh chấp nào thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn quy định khuyến khích các bên đang tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp để hòa giải.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Giai đoạn 1: Thủ tục hòa giải tại cơ sở

– Như đã nêu ở trên, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau. Nếu không tự hòa giải được thì các bên sẽ giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở. Đây là thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai.

– Ủy ban nhân dân cấp xã sau tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp; Thành lập Hội đồng hòa giải và tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp. Việc hòa giải chi được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.

– Đối với trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền tranh chấp tiếp theo.

Giai đoạn 2: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành

Khi các bên tranh chấp hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:

– Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì do Tòa án nhân dân giải quyết

– Tranh chấp đất đai mà không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy bán nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, Luật Đại Hà đảm bảo sẽ đem đến cho quý khách hàng dịch vụ với chất lượng cao và chi phí hợp lý!

DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ

• Địa chỉ: Số 44, ngõ 282, Lạc Long Quân, p. Bưởi, q. Tây Hồ, TP Hà Nội

• Phone: 0972 932 886 – 0977 905 927- 0243.7532022

• Email: Daiha@luatvina.vn

WEBSITE: https://luatdaiha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *