Hiện nay, nhiều cặp vợ chông không may mắn gặp phải tình trạng hiếm muộn và luôn mong muốn có con. Nhờ vào sự tiến bộ của y học hiện đại, các biện pháp can thiệp y học cho phép người khác có thể mang thai hộ, giúp cho các cặp vợ chồng có cơ hội được thực hiện mong muốn của mình. Vì mục đích nhân đạo nên pháp luật nước ta đã có những quy định mới về vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu về những điều kiện nhờ người mang thai hộ qua bài viết dưới đây.


Quy định của pháp luật về điều kiện nhờ người mang thai hộ
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, pháp luật quy định: “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cảu các bên và được lập thành văn bản.”
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở đây được hiểu là việc một người phụ nữ tự nguyện, không phải vì mục đích thương mại nào đó để giúp mang thai hộ cho một cặp vợ chồng mà người vợ không có khả năng mang thai và sinh con được ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc mang thai ấy được thực hiện bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thực hiện thự tinh trong ống nghiệm. Sau đó, cấy phôi vào tử cung của người mang thai hộ để mang thai và sinh con.
Điều kiện của người nhờ mang thai hộ phải đáp ứng là cần có xác nhận của tổ chức ý tế có thẩm quyền về “việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; vợ chồng đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.
Người được nhờ mang thai hộ cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện như sau: “Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”.
Thỏa thuận về việc mang thai hộ giữa hai vợ chồng và người mang thai hộ phải được lập thành văn bản và phải có công chứng Nhà nước với đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
Quy định về hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Theo hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/3/2015), bạn cần chuẩn bị hồ sơ để gửi đến một trong những cơ sở y tế có đủ điều kiện về mang thai hộ như Bệnh viện Phủ sản trung ương, Bệnh viện đa khoa trung ương Huế hay Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP Hồ Chí Minh. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như đơn đề nghị, bản cam kết tự nguyện, cùng với các loại giấy tờ xác nhận về pháp lý, y tế có liên quan tới vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đầy đủ, đúng theo mẫu mà pháp luật đã quy định.
Quy định về con sinh ra nhờ mang thai hộ
Quy định về con sinh ra nhờ mang thai hộ theo Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”

Những quy định về điều kiện nhờ mang thai hộ rất cụ thể, rõ ràng vừa mang tính nhân đạo, tạo cơ hội cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, vừa tránh được những rắc rối, những điều không hay có thể xảy ra trong quá trình nhờ mang thai và sinh con hộ.

 

 

 

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *