Đo đạc và bản đồ là cách thức thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý để xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý và thành lập bản đồ. Hoạt động đo đạc và bản đồ phải được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hãy cùng Luật Đại Hà tìm hiểu giấy phép này qua bài viết dưới đây:
Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải được cấp giấy phép
- Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
- Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực.
- Thu nhập dữ liệu ảnh hàng không; Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia; Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển; Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính; Thành lập bản đồ hành chính.
- Đo đạc, thành lập hải đồ; Đo đạc, thành lập bản đồ công trình
Điều kiện cấp giấy phép và hoạt động
Đối với tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam:
- Người phụ trách kỹ thuật: có trình độ từ Đại học trở lên thuộc chuyên ngành đo đạc và bản đồ, có ít nhất 05 năm hoạt động thực tế phù hợp với nội dung hoạt động của tổ chức, hoặc có chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật và không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác.
- Số lượng nhân viên đo đạc: Theo từng loại hình đo đạc đăng ký cấp phép
- Phương tiện, thiết bị công nghệ đo đạc: phù hợp theo từng loại hình đo đạc xin cấp giấy phép và hồ sơ chứng minh việc mua bán hoặc sở hữu phương tiện, thiết bị này.
Đối với nhà thầu nước ngoài được cấp phép yêu cầu thêm hồ sơ sau:
- Quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Có lực lượng nhân viên kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.
Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
- Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động… của người phụ trách kỹ thuật và đội ngũ nhân viên đo đạc.
- Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính hóa đơn hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện đo, thiết bị, phần mềm, công nghệ đo đạc và bản đồ.
Đối với nhà thầu nước ngoài, hồ sơ yêu cầu thêm gồm:
- Bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính quyết định trúng thầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ và giải trình hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước
Bước 3. Cấp giấy phép và nhận kết quả
Trên đây là thông tin về trình tự, thủ tục xin giấy cấp phép đo đạc và bản đồ đã được tổng hợp bởi Luật Đại Hà. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc. Hãy theo dõi chúng tôi để hiểu biết thêm về pháp luật mỗi ngày.