Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các công ty thì việc thành lập nhiều chi nhánh là hết sức bình thường. Tuy nhiên về vấn đề pháp lý khi thành lập chi nhánh công ty thì khách hàng còn rất e ngại. Đừng lo lắng hãy để đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của Công ty luật Đại Hà giúp bạn nhé. Hãy theo dõi bài viết sau đây để được hướng dẫn tốt hơn.

Khi nào thành lập chi nhánh và quy trình thành lập cần biết?

Theo như chúng ta được biết thì mỗi doanh nghiệp, công ty chỉ có một trụ sở chính và có thể thành lập chi nhánh ở khác tỉnh với nơi có trụ sở chính. Khi mở rộng kinh doanh thì doanh nghiệp có thể mở thêm nhiều chi nhánh khi bạn muốn kinh doanh tại đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phàn chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Chính vì thế quy trình thành lập chi nhánh công ty rất quan trọng, cần phải thực hiện thủ tục theo đúng luật doanh nghiệp để tránh phạm phải những sai lầm không đáng có. Khi tiền hành thành lập chi nhánh người thành lập cần nắm chắc các quy định về đặt tên chi nhánh. Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu, tên chi nhánh bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình thức hạch toán kế toán của chi nhánh có thể là hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc tùy vào lựa chọn của doanh nghiệp. Các chi phí thuế phải nộp như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, …. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2021), khi đăng ký thành lập chi nhánh, người thực hiện thủ tục thành lập có thể nộp hồ sơ theo các phương thức sau:

– Nộp bộ hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Nộp bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính (chuyển phát nhanh);
– Nộp bộ hồ sơ qua mạng thông tin điện tử.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tuy nhiên chi nhánh của các doanh nghiệp được phép sử dụng con dấu riêng để thuận tiện cho việc thực hiện các giao dịch. Khi doanh nghiệp thành lập chi nhánh thì việc sử dụng con dấu do doanh nghiệp có quyền tự định đoạt việc chi nhánh đó có sử dụng con dấu hay không tùy theo nhu cầu hoạt động.

Trường hợp, doanh nghiệp quyết định chi nhánh có con dấu riêng thì theo luật doanh nghiệp 2014 (hết hiệu lực vào ngày 01/01/2021), doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, nơi chi nhánh đặt trụ sở.

Tuy nhiên, nhằm giảm tải một phần thủ tục hành chính và phù hợp với quy định của Luật giao dịch điện tử, Luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng đồng thời quy định thêm về con dấu dưới hình thức chữ ký số. Quy định mới giúp chi nhánh thuận lợi hơn trong các giao dịch điện tử.

Luật Đại Hà – đơn vị tư vấn pháp lý giúp bạn hoàn thành tất cả các thủ tục thành lập chi nhánh một cách nhanh gọn

Luật Đại Hà xin đề xuất cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách hàng về các vấn đề liên quan đến thành lập chi nhánh của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Với uy tín và năng lực đã được khẳng định, Luật Đại Hà cam kết thực hiện dịch vụ pháp lý với chất lượng tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Đại Hà theo Hotline: 0972923886 – 02437532022 hoặc Email: daiha@luatvina.vn.

Trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *