Việc các doanh nghiệp đang tìm cách đầu tư ra thị trường nước ngoài tưởng chừng như dễ dàng nhưng thực chất lại gặp phải nhiều khó khăn mà không phải ai cũng biết để tìm cách xử lý và có giải pháp tối ưu nhất. Vậy những khó khăn của doanh nghiệp Việt khi đầu tư ra nước ngoài hiện nay là gì?
Rào cản pháp lý
Pháp luật của mỗi quốc gia đều có những sự khác biệt nhất định bởi vậy khi các hành động có liên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và dưới sự điều chỉnh của các nước thì xảy ra rất nhiều vấn đề. Các doanh nghiệp hầu hết đều gặp phải vấn đề pháp lý khi đầu tư tại nước sở tại.
Vì lí do là các doanh nghiệp không thể tìm được những đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, có thể hiểu được hết các điều kiện kinh doanh và hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp giải quyết những khúc mắc và khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư. Những ngành nghề gặp phải khó khăn nhiều nhất trong rào cản pháp lý đó là ngành xây dựng, khai khoáng, y tế và đầu tư các cơ sở hạ tầng…
Với các doanh nghiệp Việt khi đầu tư một số ngành nghề trên ở các nước lân cận như Lào và Campuchia thì cũng đã có sự tiến bộ hơn, vì chính phủ 2 nước này đã có những quy định có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên thì những rắc rối về tranh chấp, giấy phép hay bản quyền vẫn là những khó khăn lớn cho doanh nghiệp nước ta.
Chính sách của nước ta còn hạn chế
Việc quản lí và và đưa ra những lợi ích và sự hỗ trợ lớn nhất cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư ra nước ngoài vẫn còn những sự hạn chế nhất định. Các doanh nghiệp muốn đầu tư đều phải tốn thời gian để hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép.
Bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên cũng như người lao động ở nước sở tại
Sự khác biệt lớn này sẽ làm cho các nhân viên cũng như những người lao động trực tiếp tại nước sở tại khó mà có thể hòa thuận và làm việc, hỗ trợ nhau tốt nhất trong công việc được, từ đó sẽ làm giảm năng suất lao động và chất lượng của công việc.
Chênh lệch về trình độ, kĩ năng
Đây là vấn đề hết sức cấp thiết và gây ra nhiều sự hoang mang cho các doanh nghiệp Việt khi đầu tư ra nước ngoài. Bởi sự chênh lệch này của những người lao động tại nước sở tại sẽ tạo ra sự phức tạp nhất định, gây vướng mắc và khó khăn trong quá trình sản xuất và triển khai công việc kinh doanh.