Thúc đẩy phát triển kinh tế là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhà nước. Trên thị trường, mua bán doanh nghiệp dần trở nên phổ biến. Vậy doanh nghiệp sau khi hoạt động sẽ bán lại cho cá nhân, tổ chức theo hình thức nào? Cần lưu ý gì khi ký kết hợp đồng mua bán lại doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến
Mua bán doanh nghiệp là hình thức cá nhân, tổ chức mua lại toàn bộ vốn chủ sở hữu/cổ phần doanh nghiệp hoặc toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp. Từ đó trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp đó. Với tài sản của doanh nghiệp, việc mua bán này đơn thuần là giao dịch dân sự liên quan tới tài sản thông thường như nhà xưởng, bàn ghế, máy móc,… Vì thế theo hình thức này, người mua sẽ không phải chịu trách nhiệm hay nghĩa vụ gì với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời hai bên sẽ tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật dân sự.
Ngược lại với việc mua bán toàn bộ vốn chủ sở hữu/ cổ phần của doanh nghiệp, người mua sẽ trở thành chủ sở hữu/ cổ đông, chịu trách nhiệm pháp lý với hoạt động kinh doanh. Pháp luật đã quy định các hình thức mua bán mà chủ thể có thể thực hiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
Lưu ý cần biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro, bạn cần lưu ý vài điều sau trước khi ký kết hợp đồng:
– Đối tượng của hợp đồng mua bán là phần vốn góp/ vốn chủ sở hữu hoặc cổ phần và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản.
– Sau khi bán doanh nghiệp, các cổ đông/ thành viên của bên bán vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản cũng như các khoản nợ phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp. Trừ một số trường hợp do hai bên đã có thỏa thuận khác.
– Nội dung trong hợp đồng cần tuân thủ theo pháp luật quy định ít nhất là về hình thức và nội dung các điều khoản.
– Trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp, bạn cần chú ý tới những đặc điểm quan trọng như kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm (hoặc 1 năm tùy theo năm thành lập công ty) trước đó, vấn đề về hồ sơ thuế, BHXH của nhân viên…..để việc mua bán doanh nghiệp diễn ra theo đúng mục đích. Ngoài ra, bạn nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia của lĩnh vực này, để việc mua bán trở lên thuận lợi, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Nếu bạn đang có dự định mua bán doanh nghiệp nhưng vẫn còn băn khoăn về thủ tục pháp lý, hồ sơ,… hãy liên hệ Luật Đại Hà ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ bạn nhé!