Trong thời gian gần đây, việc lợi dụng các nền tảng xã hội để đăng hình ảnh, nói xấu, bôi nhọ đang dần trở thành nổi bức xúc chung của nhiều người, thu hút sự quan tâm của dư luận. Việc này liệu có vi phạm pháp luật, bài viết này sẽ giải thích cho bạn.
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hành chính
Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) đã quy định về việc vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội. Nếu hành vi vi phạm không gây ra hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng và bị buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng tải. Ngoài ra, các thiết bị điện tử được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tịch thu.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 BLHS 2015.
Khung | Mức phạt | Hành vi |
Khung 1 | Phạt cảnh cáo
Phạt tiền từ 10.000.000-30.000.000 Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm |
Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác |
Khung 2 | Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm | Phạm tội 02 lần trở lên;
Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 30% đến 61% |
Khung 3 | Phạt tù từ 2 năm đến 5 năm | Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên
Làm nạn nhân tự sát |
Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cách phòng tránh
Để bản thân tránh gặp phải những rắc rối pháp lý trên mạng xã hội bạn cần phải:
Thứ nhất: xin phép trước khi đăng tải hình ảnh của người khác
Thứ hai: cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin nào trên mạng xã hội.
Thứ ba: Không dùng những từ nhạy cảm
Thứ tư: tránh những cuộc tranh luận không cần thiết
Thứ năm: không bàn luận, bình luận về người khác
Việc đăng tải hình ảnh trái phép không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây tổn thương cho người khác. Hãy là một người dùng mạng xã hội văn minh và có trách nhiệm