Thay đổi đăng ký kinh doanh là hoạt động thường xuyên để phù hợp với yêu cầu của thị trường, phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thay đổi tên doanh nghiệp là hạng mục quan trọng không thể thiếu. Để việc thay đổi này không gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh tiếp theo gây mất thời gian và tốn kém chi phí, Chủ doanh nghiệp nên lưu ý một vài thông tin dưới đây.
Lưu ý về tên mới của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp khi thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ đặt tên mới. Để tránh những sai sót về pháp lý, trước khi đổi tên, chủ doanh nghiệp cần lưu ý:
– Tên mới của doanh nghiệp cần rõ ràng, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký. Điều này, doanh nghiệp cần kiểm tra trước trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Thay đổi tên doanh nghiệp cần thiết kế lại nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu và bộ nhận diện thương hiệu. Vì thế khi lựa chọn tên mới cần tiến hành tra cứu, đăng ký nhãn hiệu mới.
Các thủ tục phải thực hiện sau thay đổi tên công ty
Nhiều doanh nghiệp do chưa hiểu rõ được quy định pháp luật cho rằng thay đổi tên doanh nghiệp đơn giản nên thường bỏ qua các thủ tục sau khi thay đổi tên. Tuy nhiên đây lại là quan điểm chưa chính xác và dễ gây ra những vi phạm pháp luật không đáng có. Do đó, sau khi đổi tên công ty, doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo các thủ tục sau:
– Khắc lại con dấu của công ty.
– Hoàn thành thông tin của công ty, doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận hoạt động của các chi nhánh, địa điểm, văn phòng đại diện,….
– Thay đổi thông tin hóa đơn, chữ ký số.
– Thông tin đăng ký tài khoản ngân hàng.
– Hợp đồng, văn bản với đối tác.
– Một số loại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (hay được gọi là giấy phép con) như giấy phép vận tải, giấy phép lữ hành, giấy phép kinh doanh, văn bằng nhãn hiệu,….
– Thiết kế lại biển công ty và treo tại địa chỉ trụ.
Lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
Điểm khác biệt nhất với doanh nghiệp có nhu cầu khắc dấu pháp nhân mới so với doanh nghiệp mới được thành lập, là doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn hình thức, số lượng con dấu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có quyền giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Đây được coi là một trong những bước đột phá mới nhất trong quy định của Luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế quản trị doanh nghiệp mà việc quản lý, lưu giữ dấu sẽ được thực hiện tùy theo từng quy định của doanh nghiệp, có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp là hạng mục vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ gắn với thương hiệu mà còn thể hiện về mặt pháp lý trên nhiều văn bản, giấy phép khác. Khi thay đổi tên doanh nghiệp, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không thể hiện tên cũ. Lúc này, doanh nghiệp có thể bị vướng mắc về tài liệu chứng minh doanh nghiệp tên mới và tên cũ cùng là một, bởi một số cơ quan như: Ngân hàng, BHXH…. yêu cầu.
Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu về việc thay đổi tên doanh nghiệp sao cho phù hợp với yêu cầu của mình và đúng quy định pháp luật. Hãy liên hệ luật Đại Hà ngay hôm nay để được tư vấn, giải đáp bạn nhé!