Trong những năm gần đây, vấn đề bản quyền đang được đề cập đến rất nhiều. Bên cạnh công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp còn phải quan tâm đến vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để nâng cao uy tín thương hiệu của mình. Tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra sao cho đúng. Vậy trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các lỗi thường gặp khi doanh nghiệp yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu nhé!

Thực hiện “quy trình ngược”
Đây có lẽ là lỗi thường gặp nhất, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp của Việt Nam khi chưa có nhiều nhận thức, hiểu biết về vấn đề đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Rất nhiều doanh nghiệp sau khi sản xuất hay thực hiện dịch vụ, đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận rồi sau đó mới yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây là một trình tự tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Rủi ro ở đây là ở chỗ rất có thể cục SHTT sẽ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, hoặc trong rất nhiều trường hợp nhãn hiệu của doanh nghiệp đó sẽ bị ăn cắp hoặc bị doanh nghiệp khác khiếu nại, kiện tụng, … Những rủi ro này đều gây ra những chi phí vô cùng tốn kém cho doanh nghiệp, làm giảm uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường thì doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu trước tiên.
Nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương mại
Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp, trong khi đó quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác nhau có thể cùng sử dụng một tên thương mại tuy nhiên nhãn hiệu thì chỉ được cấp cho duy nhất một doanh nghiệp mà mà thôi.
Nhãn hiệu đề nghị bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác vẫn còn trong thời hạn bảo hộ
Có rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào yêu cầu, mục đích và thị hiếu của doanh nghiệp mình để thiết kế nhãn hiệu riêng mà không khảo sát trước xem nhãn hiệu đó liệu có trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác vẫn còn đang trong thời hạn được bảo hộ hay không. Do đó khi đề nghị được bảo hộ thì nhãn hiệu của doanh nghiệp đó sẽ bị từ chối. Như vậy doanh nghiệp đã lãng phí thời gian, tiền, công sức cũng như gây chậm trễ không cần thiết.
Như vậy trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, rất nhiều doanh nghiệp còn vô cùng bỡ ngỡ, gặp phải rất nhiều lỗi sai và rắc rối mà không biết giải quyết ra sao. Trên đây chỉ là những tình huống điển hình nhất mà chúng ta có thể thấy trong vấn đề yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn cần thận trọng và tránh gặp phải những lỗi phổ biến này, giải pháp an toàn nhất là hãy thuê một đơn vị tư vấn uy tín để có được sự hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *