Ở Việt Nam, trong cộng đồng hơn 500.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, DN cỡ lớn và cỡ vừa chỉ chiếm chưa tới 10%, còn lại là DN siêu nhỏ- DN có số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ.

 – Các Các DN siêu nhỏ chỉ hoạt động mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô, tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…, phải tự vận động, thiếu vắng sự hỗ trợ của chính sách nhà nước, khó phát triển lớn hơn như mong muốn.

Một trong những nỗi khó lớn nhất của DN siêu nhỏ là tín dụng. Theo Báo cáo Đặc điểm môi trường kinh doanh Việt Nam 2013- kết quả điều tra DN nhỏ và vừa của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổng cục Thống kê và Trường đại học Copenhagen- được công bố đầu tháng 11/2014, tín dụng phi chính thức là nguồn tài chính chủ yếu của DN siêu nhỏ Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 26% DN vay vốn từ các tổ chức tín dụng, còn lại là các nguồn vay vay không chính thức từ bạn bè, người thân… Vậy, nguyên nhân nào khiến DN khó vay vốn tín dụng chính thức?

Bên cạnh rào cản xưa cũ về thiếu tài sản thế chấp, hiện các DN siêu nhỏ đang đứng trước rào cản khác lớn hơn khi vay vốn tín dụng chính thức. Theo kết quả điều tra, có tới 40% DN gặp khó khăn khi xin phê duyệt trong việc tiếp cận khoản vay; gần 1/3 số DN thiếu tài sản thế chấp để vay; 25% DN gặp trở ngại về thủ tục hành chính.

Mặc dù đây là kết quả điều tra chưa thật đầy đủ các DN siêu nhỏ đang hoạt động, nhưng cũng cho thấy rào cản mới từ phía ngân hàng. Giải quyết được rào cản này cũng chính là góp phần không nhỏ giải tỏa những trở ngại trên con đường tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho phát triển của DN siêu nhỏ- đội quân làm kinh tế đông đảo trong mọi tầng lớp xã hội.

Còn nhớ, giáo sư Shlomo Maital (Đại học Technion- Israel) từng chia sẻ trong một cuộc hội thảo mới đây tại Hà Nội: Doanh nghiệp nhỏ thường thiếu tầm nhìn, công nghệ, vốn. Rất nhiều quốc gia, kể cả Israel, từng bỏ qua doanh nghiệp nhỏ, nhưng họ là tài nguyên tuyệt vời. Hãy giúp họ phát triển, góp phần làm hùng mạnh nền kinh tế quốc gia.
Bao giờ nguồn tài nguyên tuyệt vời đó ở Việt Nam được khai thác hiệu quả?
Báo mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *