Ngày 03/02/2016 Chính phủ ban hành Nghị định số11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Cụ thể, Nghị định 11/2016/NĐ-CP với các nội dung chủ yếu như xác định lại đối tượng áp dụng; người lao động nước ngoài là người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên, chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và lao động kỹ thuật; xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu; các quy định đối với trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Nghị  định 11/2016/NĐ-CP áp dụng với lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức:

– Thực hiện hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, văn hóa, giáo dục, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, chào bán dịch vụ, làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của Pháp luật Việt Nam, tình nguyện viên, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật tham gia các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

luat lao dong

 

Người sử dụng lao động nước ngoài

– Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

– Luật Đầu tư hoặc theo điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

– Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã hội, hiệp hội được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thời hạn của giấy phép lao động

– Thời hạn giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 2 năm:

– Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết

– Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam với nước ngoài.

– Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

– Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ của người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ

– Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó, thười hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào các hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Theo nội dung nghị định số 11/2016/NĐ-CP, nghị định sẽ xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trình tự cấp phép, cấp lại giấy phép cho lao động và thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp không quá 2 năm.

Đồng thời nghị định cũng quy định giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1,2,3,4,5,7 và 8 Điều 174 Bộ luật Lao động và trục xuất người lao động nước ngoài.  Theo đó người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này.

CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *