Khi tổ chức, cá nhân sáng tạo ra tác phẩm, thì được gọi là tác giả của tác phẩm đó và có quyền sở hữu đối với tác phẩm mình sáng tạo ra. Vậy khi tác giả mất, ai sẽ là chủ sở hữu đối với tác phẩm. Cùng Luật Đại Hà tìm hiều vấn đề này.
Khi tác gỉả mất, thì chủ sở hữu tác phẩm thuộc một trong những trường hợp sau:
Thừa kế
Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền về nhân thân, tài sản, cụ thể:
– Quyền tài sản:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
– Quyền nhân thân:
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
Chuyển nhượng, chuyển giao quyền tài sản
– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền về nhân thân, tài sản như trên theo thỏa thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.
– Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Nhà nước
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
+ Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định;
+ Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
+ Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.