Bên cạnh hợp thửa đất, tách thửa đất là trường hợp xảy ra phổ biến hơn. Việc tách thửa phải tuân theo quy định của các văn bản pháp luật và dưới luật. Luật Đại Hà sẽ chia sẻ cho quý Khách hàng những điều cần biết về điều kiện và thủ tục tách thửa đất sau đây:
Điều kiện tách thửa đất
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ một số trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật quy định);
- Diện tích thửa được tách không được thấp hơn diện tích tối thiểu theo từng địa phương và theo từng loại đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Đất còn thời hạn sử dụng.
Các trường hợp tách thửa đất
- Tách thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất
- Tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý hợp đồng…
- Tách thửa do bị thu hồi một phần thửa đất theo quyết định của Nhà nước.
Hồ sơ thực hiện tách thửa đất
- Đơn đề nghị hợp thửa đất;
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những thửa đất được đề nghị hợp thửa;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Các giấy tờ liên quan khác.
Trình tự thực hiện tách thửa đất
-
Trường hợp tách thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất:
– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai/ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc người đề nghị hợp thửa có thể nộp tại UBND cấp xã – cơ quan phối hợp thực hiện thủ tục này.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đo đạc địa chính; Lập hồ sơ trình Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với thửa đất được tách cho người sử dụng đất; Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất được tách cho người sử dụng đất.
-
Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý hợp đồng
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và tiến hành đo đạc địa chính chia tách thửa đất và lập bản trích lục thửa đất được tách gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan.
– Cơ quan nhà nước về đất đai thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, xác nhận thay đổi, chỉnh lý, cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng cho người sử dụng đất.
-
Trường hợp tách thửa do cơ quan Nhà nước thu hồi một phần thửa đất
– Cơ quan về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền thực hiện quyết định thu hồi của Nhà nước;
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận và trao cho người sử dụng đất.