Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
– Trong thị trường cạnh tranh khốc liệu, để có thể đứng vững và cạnh tranh với các sản phẩm khác, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc nhằm cải thiện kiểu dáng của sản phẩm của họ. Bao gồm:
- Tạo ra các sản phẩm mới với các kiểu dáng bắt mắt, tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
- Đa dạng hoá các sản phẩm với các kiểu dáng khác nhau nhằm hướng tới nhiều nhóm khách hàng ở các độ tuổi khác nhau. Ví dụ: đối với sản phẩm ví đựng tiền, việc thay đổi các kiểu dáng khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có thể phục vụ nhu cầu của nhiều khách hàng từ nam cho đến nữ, từ người già đến người trẻ…
- Liên tục thay đổi không ngừng kiểu dáng các sản phẩm của mình khiến cho doanh nghiệp ngày càng thu hút được khách hàng, khẳng định được tên tuổi cũng như thương hiệu của mình trên thương trường.
Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
– Giúp doanh nghiệp được đảm bảo sự độc quyền của mình đối với sản phẩm được bảo hộ , bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi sản phẩm được bảo hộ của họ bị làm nhái, sao chép…
– Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái được sản xuất tràn lan, doanh nghiệp có những sản phẩm được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thành công sẽ là cơ sở để xử lý vi phạm đối với những trường hợp làm nhái, sao chép sản phẩm, giúp củng cố niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
– Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ngoài việc bảo về quyền lợi của doanh nghiệp trước những hành vi xâm phạm còn có thể là nguồn thu nhâp thêm cho doanh nghiệp thông qua việc thu phú chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng cho người khác.