Vừa qua, Cục ĐT VKSNDTC tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Tuấn Chiêm (65 tuổi), cựu Thẩm phán TANDTC, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, để điều tra về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Sự kiện này đã gây xôn xao dư luận thời gian qua và đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh vụ khởi tố hy hữu này?

Ba cựu cán bộ tư pháp bị khởi tố

Để được tư vấn mọi mặt về Luật pháp, Vui lòng liên hệ Luật Đại Hà:  04.3753.2022 | 0972.923.886

Luật sư Tư vấn | Luat su Tu van | Thủ tục Ly hôn | Tư vấn Ly hôn | Tư vấn Luật doanh nghiệp | Dịch vụ Đăng ký Kinh doanh | Tư vấn Hợp đồng | Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp | Dịch vụ Tranh tụng

Giữa tháng 8/2003, chị Nguyễn Thị Hoan bị giết hại tại nhà riêng ở thôn Me (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Công an xác định ông Nguyễn Thanh Chấn, hàng xóm với nạn nhân, là thủ phạm. TAND tỉnh Bắc Giang tuyên phạt ông Chấn mức án tù chung thân do “Giết người có tính chất côn đồ”. Ông Chấn kháng cáo, kêu oan. Trong phiên tòa phúc thẩm của TANDTC ngày 27/7/2004, HĐXX do thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm làm chủ tọa đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm đối với ông Chấn.

nguyen thanh chan

Ông Nguyễn Thanh Chấn trở về sau 10 năm tù oan

Trong 10 năm đi tù, ông Chấn liên tục gửi đơn kêu oan. Ở bên ngoài, vợ ông Chấn cũng kiên trì đến nhiều cơ quan công quyền kêu oan cho chồng và cho rằng thủ phạm thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung. Tháng 7/2013, Cục điều tra VKSNDTC đã vào cuộc và ông  Chấn được tạm tha. Ngày 6/11/2013, TANDTC xét xử tái thẩm đã hủy hai bản án kết tội ông Chấn. Cuối cùng, ông Chấn được đình chỉ điều tra. Trước đó ít ngày, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú, khai nhận đã giết chị Hoan để cướp 2 chiếc nhẫn cùng 59.000 đồng rồi bỏ trốn.

Vụ án gây phẫn nộ đối với dư luận. Một người lương thiện bị kết án giết người mà kêu oan 10 năm mới thấu là điều khó để chấp nhận. Chưa kể, ông Chấn được minh oan do chính gia đình ông Chấn âm thầm chứng minh thủ phạm đích thực là Lý Nguyễn Chung, nếu Chung đã biến mất hay vì lý do nào đó không bắt được thì liệu ông Chấn có được minh oan hay không? Vì thế, dư luận đòi hỏi phải xử lý nghiêm những người gây ra vụ án oan khuất này.

Trước việc ông Chấn tố cáo đã bị nhóm cán bộ điều tra ép cung, dùng nhục hình, ngày 9/5, VKSNDTC đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam đối với hai cán bộ trực tiếp thụ lý vụ án là Đặng Thế Vinh (trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang) và Trần Nhật Luật (thượng tá, phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Hai người này bị cáo buộc về hành vi “Cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án”. Ngày 30/9, Cục Điều tra VKSNDTC đã tống đạt quyết định khởi tố bị can với ông Phạm Tuấn Chiêm, cựu thẩm phán Toà phúc thẩm TANDTC, chủ tọa phiên phúc thẩm. Ông Chiêm bị điều tra cáo buộc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tâm tư đồng nghiệp

Dường như tin ông Trần Nhật Luật và ông Đặng Thế Vinh bị khởi tố không làm dư luận ngạc nhiên vì họ cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, chưa kể những lời tố cáo về hành vi bức cung, nhục hình của họ đối với ông Chấn đã gây phẫn nộ trong dư luận, nhưng tin ông Chiêm bị khởi tố khiến nhiều người, nhất là người trong ngành tòa án đặc biệt quan tâm và xót xa. Lý do trước hết vì ở TANDTC, Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm nổi tiếng là một người liêm khiết, ngay thẳng. Trên trang Facebook của một Thẩm phán TANDTC, nhiều người chia sẻ: “Đúng là tai nạn nghề nghiệp. Bác Tuấn Chiêm hiền lành và liêm khiết… Tội quá”. “Dù gì cũng cảm thấy buồn vì đã có một số năm làm việc cùng đồng chí Chiêm, biết rõ về tính liêm khiết của đồng chí ấy. Nhưng số phận là số phận, chẳng ai đoán trước được điều gì cả”. “Thật khó chấp nhận một người có đạo đức tư cách nghề nghiệp như anh ấy, bây giờ lại bị khởi tố về vụ án đó – dù rằng có cái sai của người thẩm phán… Các anh bên công an nói rằng ngay đối với họ – những điều tra viên hình sự kỳ cựu, nếu rơi phải vụ ông Chấn thì cũng 99% sai lầm như thế”…

Vì sao ông Chiêm được nhiều người thông cảm, chia sẻ như vậy? Có lẽ, ngoài phẩm chất đạo đức của ông Chiêm, nhiều người nghĩ rằng, nếu mình được phân công chủ tọa phiên tòa đó liệu mình có thể tuyên bản án khác đi không, và tự trả lời, e là rất khó.

Cơ quan khởi tố cho rằng, Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, đánh giá tài liệu chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, chỉ sử dụng chứng cứ duy nhất là lời nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra, dẫn đến kết án sai. Cơ quan điều tra sẽ chứng minh nhận định này.
Nhiều người cho rằng nhận định như thế có thấu đáo hay không thì chưa chắc. Bởi lẽ hồ sơ vụ án đã được thiết kế gần như “hoàn hảo”, mà một thẩm phán khó có thể phát hiện được sự sắp đặt của cơ quan điều tra. Thẩm phán cũng khó có thể biết lời khai nào là khách quan, lời khai nào là kết quả của bức cung nhục  hình. Khó có thể biết lời kêu oan nào là thật sự oan khuất, lời khai nào là vòng vo chối tội… Mà không thể biết hay khó biết như thế thì thẩm phán luôn đối diện với nguy cơ như ông Phạm Tuấn Chiêm phải đối mặt một cách nghiệt ngã hôm nay.

Nhiều câu hỏi lớn

Xét xử, nhất là xét xử phúc thẩm chỉ là đoạn kết của một quy trình tố tụng, đã qua các khâu điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, nên các khâu trước cố tình bóp méo vụ án, làm sai lệch hồ sơ thì khâu sau cùng khó có thể phát hiện. Nói cách khác, thẩm phán trong trường hợp này cũng là nạn nhân của các khâu trước. Thẩm phán không thể giám sát hay xác minh tính khách quan của kết luận điều tra hay cáo trạng, nên tuyên y án là kết cục thông thường.

Ở nhiều nước trên thế giới theo tố tụng xét hỏi thì thẩm phán là người chỉ đạo cả quá trình tố tụng, ngay từ giai đoạn điều tra, Việt Nam dù cũng áp dụng tố tụng xét hỏi nhưng thẩm quyền của thẩm phán hạn chế, chỉ nghiên cứu hồ sơ và xét hỏi tại phiên tòa, nên nguy cơ rủi ro khi gặp những vụ án bị bóp méo, sai lệch hồ sơ là rất cao.

Việc cựu Thẩm phán Phạm Tuấn Chiêm bị khởi tố khiến cho dư luận đặt câu hỏi, vậy thì trong suốt 10 năm sau đó, những cơ quan có thẩm quyền trả lời đơn kêu oan của ông Chấn và vợ ông Chấn, khẳng định bản án phúc thẩm đã xét xử đúng, không có căn cứ kháng nghị thì họ có phải chịu trách nhiệm hình sự như ông Chiêm hay không? Bởi lẽ với thẩm quyền và chức năng, thậm chí chuyên môn được coi là giỏi hơn các thẩm phán cấp sơ thẩm và phúc thẩm, các cơ quan này hoàn toàn có thể kháng nghị để xét xử lại vụ án, nếu phát hiện sai phạm, và như vậy ông Chấn không bị tù oan đến 10 năm. Nếu các cơ quan này cũng không phát hiện ra sai phạm thì việc xác định trách nhiệm hình sự của ông Chiêm liệu có thỏa đáng hay không?

Luật pháp đã dự liệu những oan sai của cấp sơ thẩm, phúc thẩm nên có quy trình giám đốc thẩm, tái thẩm, nhưng quy trình này đã không mang lại công lý cho ông Chấn suốt 10 năm. Đó không phải là điều cần phải xem xét trách nhiệm hay sao?

Hay đại diện VKSNDTC tại phiên tòa giữ nguyên cáo trạng, đề xuất mức án với Hội đồng xét xử thì họ có phải chịu trách nhiệm hình sự như thẩm phán hay không? Vì theo quy định của pháp luật, Kiểm sát viên có trách nhiệm: “Tham gia phiên tòa; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án, của những người tham gia tố tụng và kiểm sát các bản án, quyết định của tòa án;  Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.  Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình”.

Để được tư vấn mọi mặt về Luật pháp, Vui lòng liên hệ Luật Đại Hà:  04.3753.2022 | 0972.923.886

Luật sư Tư vấn | Luat su Tu van | Thủ tục Ly hôn | Tư vấn Ly hôn | Tư vấn Luật doanh nghiệp | Dịch vụ Đăng ký Kinh doanh | Tư vấn Hợp đồng | Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp | Dịch vụ Tranh tụng

Thảm họa công lý?Trong thực tiễn tố tụng hình sự, dù cố gắng cách nào cũng khó có thể tránh được án oan, nếu sau một bản án oan đó mà thẩm phán bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì thẩm phán là một nghề quá nguy hiểm. Giả sử thẩm phán cố tình ban hành bản án trái pháp luật hay cẩu thả, thiếu trách nhiệm… thì truy cứu trách nhiệm hình sự là đúng đắn, để ngăn ngừa oan sai, nhưng do không thể phát hiện sai sót thì không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thẩm phán (không muốn nêu tên) nói rằng: Chưa biết Viện kiểm sát sẽ nêu ra hành vi thiếu trách nhiệm như thế nào nên cũng chưa thể nói ông Chiêm có tội hay không. Nhưng nếu từ việc minh oan cho một người lại làm oan một người khác, xoá nhòa ranh giới kẻ phạm tội với người lương thiện thì đó là một thảm họa công lý.
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Địa chỉ: Số 44/282 Lạc Long Quân, P. Bưởi, Tây Hồ,Hà Nội
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI SƠN TÂY
Địa chỉ: Số 78 phố Sơn Lộc, P. Sơn Lộc, TX. Sơn Tây, Hà Nội
Hotline: 0972 923 886

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *