1. Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng ủy quyền. Ngành nghề của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng kinh tế nhân danh chi nhánh, đóng dấu chi nhánh.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.
– Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp.
– Đã hoạt động không dưới 05 năm kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.
3. Hồ sơ cho việc thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh.
– Bản sao Điều lệ hoạt động của chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh.
– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận.
rong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;
d) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d nêu trên phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Công việc được thực hiện bởi luật sư tư vấn tại Luật Đại Hà
– Xem xét lại tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cung cấp bởi thương nhận nước ngoài cho việc thành lập chi nhánh, đưa ra ý kiến tư vấn cũng như đề xuất các thay đổi cần thiết để điều chỉnh lại các Giấy tờ tài liệu cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam
– Dịch tất cả các tài liệu được cung cấp bởi thương nhân nước ngoài sang Tiếng Việt (nếu có);
– Đại diện thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền;
– Đại diện thương nhân nước ngoài liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ;
– Thông báo cho thương nhân nước ngoài tất cả các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định hồ sơ;
– Hỗ trợ thương nhân nước ngoài trong việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ (nếu có);
– Nhận Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh và gửi cho khách hàng;
– Tiến hành đăng ký con dấu pháp nhân chi nhánh và Đăng ký thuế cho Chi nhánh;
5. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Bộ Công thương thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thu hội Giấy phép thành lập Chi nhánh.
6. Các trường hợp không cấp Giấy phép chi nhánh
Cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:
– Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định 72/2006/NĐ – CP.
– Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, địch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép Chi nhánh tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này 72/2006/NĐ-CP.
– Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hai đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
– Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.