Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên quan rất chặt chẽ về giấy tờ và thủ tục, bởi nó không chỉ liên quan đến pháp luật trong một nước, nội địa, mà nó còn liên quan đến pháp luật của nước ngoài và quy định của nhà nước có các chế tài riêng cho các doanh nghiệp thành lập có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như bạn muốn thành lập một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chưa biết rõ thông tin về các thủ tục cần thiết và các bước quan trọng, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Khái niệm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hiện có rất nhiều người mơ hồ về khái niệm này, thậm chí cả cả chủ doanh nghiệp cũng chưa chắc nắm được rõ và chi tiết nhất về khái niệm trên thông qua chiều hướng pháp luật. Cụ thể, theo quy định của luật pháp Việt Nam mới nhất thì doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài nghĩa là sở hữu vốn đầu tư của người nước ngoài theo một mức quy định.

Cụ thể, nếu công ty của bạn chỉ có vốn từ nước ngoài là 1%, thì công ty của bạn cũng được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy cần phải tuân theo những quy định của pháp luật về mục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải chú ý và làm đúng pháp luật.

Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Khác với những doanh nghiệp trong nước là chỉ chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam, cũng như tuân thủ luật pháp của nhà nước Việt Nam, thì đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tuân thủ cả luật pháp của nước đó, nghĩa là phải hiểu, nắm chắc và áp dụng đúng đối với pháp luật của tất cả các quốc gia liên quan

Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài muốn rót vốn đầu tư vào một công ty tại Việt Nam thì cũng cần phải đáp ứng được những quy định của luật pháp Việt Nam đối với những nhà đầu tư, đáp ứng các điều kiện mà WTO ban ra, chính bởi vì hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, do vậy các nhà đầu tư nước ngoài muốn rót vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cần hiểu rõ định luật mà WTO ban hành và thực thi.

Thứ ba là vấn đề thời gian, thời gian thực hiện và thời gian chờ duyệt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng lâu hơn so với các doanh nghiệp trong nước, do nó chịu sự ràng buộc từ cả hai phía, do vậy doanh nghiệp cần cân đối thời gian giữa hai bên và đưa ra giải pháp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *