Khám chữa bệnh là loại hình kinh doanh đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh loại hình này được pháp luật quy định chặt chẽ và chi tiết. Dưới đây là phân tích quy định pháp luật về hoạt động của một trong những lĩnh vực khám chữa bệnh – hoạt động của phòng khám đa khoa.

1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

  • Về quy mô:

– Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;

– Có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;

– Có bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

  • Về cơ sở vật chất:

Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

– Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất là 12 m2;

– Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 15 m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm ít nhất là 05 m2 trên một giường bệnh;

– Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất là 10 m2.

  • Về thiết bị y tế:

– Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

  • Về nhân sự:

– Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa.

– Số lượng người làm việc, cơ cấu, chức danh nghề nghiệp của phòng khám đa khoa thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

2. Thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám đa khoa

  • Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

– Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản tương đương;

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của đội ngũ bác sỹ/ nhân viên y tế;

– Danh sách đăng ký người hành nghề;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự;

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động;

– Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;

– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

  • Nộp hồ sơ:

– Tại Bộ Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác;

– Tại Sở Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp trên.

  • Xem xét hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động:

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Thông báo bằng văn bản tới người yêu cầu.

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho người yêu cầu;

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục liên quan đến phòng khám đa khoa và các vấn đề pháp lý phát sinh, hãy liên hệ ngay với Luật Đại Hà để được sử dụng dịch vụ sau:

Tư vấn pháp luật miễn phí quy trình, thủ tục pháp lý và các vấn đề phát sinh;

Soạn thảo hồ sơ, theo dõi và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện;

Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục hành chính tại Cơ quan nhà nước.

  Đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, làm việc khoa học, hiệu quả, tiết kiệm thời gian;

Chi phí trọn gói, giá cạnh tranh

——————————————–
CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Điểm tự pháp lý – Vững bước thành công
? Trụ sở chính: 44 ngõ 282 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
?Hotline 24/7: 0972 923 886
?Website: luatdaiha.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *