Sở hữu trí tuệ, hay những tài sản trí tuệ là những sản phẩm được tạo ra bởi bộ óc sáng tạo của con người. Thông thường, đó có thể là các tác phẩm văn học, âm nhạc, những phát minh sáng chế, những giải pháp có ích cho đời sống, vv… Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm trí tuệ nói trên, giúp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả. Biết được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ nhưng nhiều người vẫn chưa biết thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ như nào. Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Các hình thức sáng tạo của con người đã được phân nhóm theo một số loại đối tượng riêng biệt. Có 5 nhóm các loại hình sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu sáng tạo, đó là: bản quyền tác giả, bằng sáng chế, thương hiệu, sơ đồ bố trí mạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý. Ngoài ra còn có các quyền chung khác được gọi chung là là quyền sở hữu công nghiệp. Nếu thuộc một trong các nhóm kể trên thì có thể đăng ký sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ 

Với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau sẽ có quy trình khác nhau ít nhiều. Nhưng nhìn chung sẽ có một số quy trình cơ bản đó là:

Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ cần phải làm tờ khai theo mẫu có sẵn cùng một số giấy tờ theo quy định của pháp luật. Tùy theo từng nhóm đối tượng mà giấy tờ sẽ khác nhau. Đối với đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chê, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp thì sẽ cùng phải nộp bản mô tả sáng chế, bản mô tả giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp. Đối với nhóm đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa thì phải nộp bản mẫu của nhãn hiệu đăng ký. Với mỗi đơn chỉ được yêu cầu một văn bằng bảo hộ được cấp. Loại văn bản bảo hộ được yêu cầu cấp cần phải trùng với đối tượng sở hữu nêu trong đơn.

Thời gian giải quyết: với đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đơn sẽ được giải quyết trong thời gian 6 tháng. Với đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần mất thời gian 9 tháng để được giải quyết và lâu nhất là với đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích với thời gian là một năm.

Lệ phí: tùy vào từng loại văn bằng bảo hộ mà lệ phí sẽ khác nhau. Các khoản mức phí và lệ phí được áp dụng thống nhất với tất cả chủ thể trong và ngoài nước theo hướng dẫn của bộ Tài chính.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *