Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 khi có tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì được giải quyết như sau:

Bước 1: Tiến hành hòa giải

Thứ nhất: khi có tranh chấp về đất đai, trước hết các bên tự hòa giải với nhau để tìm ra phương án giải quyết hợp tình, hợp lý, tiết kiệm thời gian, công sức và giữ gìn tình làng nghĩa xóm.

Thứ hai: Nếu các bên không tự hòa giải được thì yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tổ hòa giải cơ sở.

Việc giải qyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở tiến hành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nói có đất trnah chấp để yêu cầu giải quyết.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện như sau:

– Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết về tranh chấp đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.

– Thời hạn hòa giải là ba mươi ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đơn.

– Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Ủy bân nhân dân cấp xã chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết theo 02 phương án:

(1) Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết

(2) Yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết

giai quyet tranh chap dat dai

Phương án 1: Khới kiện tại Tòa án

Các bên tranh chấp về đất đai, chỉ được khơi kiện tại Tòa án đói với các trường hợp sau:

Trường hợp 1: tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp 2: hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

+ Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đấtm mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhân là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

+ Giấy tờ về thanh lý, hòa giá nhà ở gắn liền  với đất ở theo quy định của pháp luật.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ có ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan đến trước ngày -1 tháng 07 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Trường hợp 4: Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Phương án 2: Yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết

Yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết đối với trường hợp: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự khoogn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì được giải quyết như sau:

– Trường hợp Chủ tich Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giải quyết.

– Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giairu quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Luật sư tư vấn về hồ sơ đơn khởi kiện:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu)

–  Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp

– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có công chứng và chứng thực) nếu người khời kiện là cá nhân.

– Bản kê các tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Cách thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc qua đường bưu điện.

Vui lòng Liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhiều hơn: 
LUẬT SƯ TƯ VẤN – CÔNG TY LUẬT ĐẠI HÀ
Tổng đài tư vấn Pháp luật Miễn phí: 1900.6197
Yêu cầu Dịch vụ Luật sư: 0972.923.886
Email: luatdaiha@luatvina.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *