Khi muốn chấm dứt hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành giải thể. Vậy giải thể doanh nghiệp là gì? Thủ tục giải thể doanh nghiệp cần trải qua mấy bước? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể hiểu theo cách đơn giản, giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp khi đơn vị đó không còn đảm bảo được nghĩa vụ hoặc khả năng thanh toán tài sản. Giải thể là thủ tục để doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường một cách hợp pháp nhất.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể được tiến hành theo hai trường hợp là tự nguyện và bắt buộc. Tuy nhiên về cơ bản hai trường hợp này không khác nhau bởi chúng chủ yếu dựa trên yếu tố tự do ý chí khi quyết định việc giải thể. Giải thể doanh nghiệp tiến hành theo các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Quyết định giải thể

Quyết định giải thể được tiến hành qua chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân), hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) và đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần). Trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp không có lựa chọn nào khác ngoài buộc phải quyết định giải thể.

Tùy vào loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục tương ứng. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cần tiến thành thanh lý tài sản, trả nợ (nếu có). Phương án thanh lý tài sản được coi là một trong những nội dung quan trọng trong Thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Bước 2: Thực hiện quyết định giải thể

Khi quyết định giải thể đã được hợp pháp, chủ doanh nghiệp cần thực hiện quyết định giải thể theo các hạng mục sau:

– Gửi quyết định giải thể đến cơ quan thuế, người lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan hải quan (mục đích xác nhận không phát sinh thuế xuất nhập khẩu). Cơ quan thuế sẽ tiến hành thủ tục đóng mã số thuế của Doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp công khai quyết định giải thể bằng văn bản, niêm yết tại các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đó.

– Sau khi cơ quan thuế ban hành thông báo đóng mã số thuế của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Kết thúc thủ tục giải thể

Tại bước này, doanh nghiệp cần cập nhật tình trạng pháp lý “doanh nghiệp đã giải thể” trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thực hiện giải thể doanh nghiệp theo đúng trình tự, thủ tục là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp cần thực hiện khi muốn chấm dứt hoạt động. Nếu bạn gặp khó khăn trong thủ tục giải thể doanh nghiệp, liên hệ ngay Luật Đại Hà qua hotline: 0972923886 để được tư vấn chi tiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *