Tạm ngừng kinh doanh là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên vì một lý do nào đó như khó khăn tài chính, nhân công, công ty, doanh nghiệp buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần thực hiện theo những bước nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Đây là bước khá quan trọng chủ sở hữu nên đặc biệt lưu tâm. Theo đó cá nhân, tổ chức tiến hành soạn thảo tài liệu, hồ sơ đúng và đủ theo quy định. Trong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, lý do tạm ngừng hoạt động kinh doanh là hạng mục quan trọng nhất. Phần lớn doanh nghiệp sẽ trình bày lý do là khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục duy trì hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu tiến hành nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức nộp trực tuyến giúp chủ sở hữu tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn.

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và xin ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết, hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ. Sau đó cập nhật thông tin, tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp có thể tiện theo dõi, cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Khi hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ (bản cứng) tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trong trường hợp hồ sơ cần phải bổ sung, sửa đổi, doanh nghiệp sẽ tiến hành việc thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Chủ sở hữu doanh nghiệp lưu ý rằng, thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh không cần phải nộp tới cơ quan thuế đang quản lý thuế của doanh nghiệp. Thay vào đó chủ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Kh nhận được thông báo chấp thuật tạm ngừng kinh doanh, công ty, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng. Thời gian tạm ngừng tính từ thời điểm ghi trên thông báo. Những hoạt động sau ngày tạm ngừng kinh doanh đều phải dừng lại. Khi hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ được quay trở lại làm việc. Hoặc trong trường hợp đủ khả năng hoạt động, doanh nghiệp có thể xin hoạt động trở lại sớm trước thời hạn tạm ngừng.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến tạm ngừng kinh doanh, hãy liên hệ ngay Luật Đại Hà qua hotline: 0972923886 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *