Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp có phát sinh sự thay đổi so với hồ sơ đăng ký ban đầu đã nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp thì cần phải thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh. Vậy thủ tục thay đăng ký kinh doanh diễn ra như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, các bước thay đổi giấy phép kinh doanh được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Chuẩn bị hồ sơ là bước vô cùng quan trọng, quyết định không hề nhỏ tới hiệu quả của việc thay đổi đăng ký kinh doanh. Để tránh những rủi ro, chủ doanh nghiệp có thể tìm tới những đơn vị luật sư tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ và chính xác nhất.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi, lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp sẽ tới phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để tiến hành nộp hồ sơ, lệ phí công bố thông tin đăng ký kinh doanh. Hiện tại có 3 phương thức để nộp hồ sơ đó là nộp trực tiếp, nộp qua mạng điện tử và nộp qua dịch vụ bưu chính.

Bước 3: Nhận kết quả

Tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp sẽ nhận kết quả trực tiếp giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Một số trường hợp bắt buộc phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

– Thay đổi tên công ty.

– Thay đổi loại hình kinh doanh của công ty.

– Thay đổi trụ sở chính của công ty.

– Thay đổi thông tin về số fax, số điện thoại, email,….

– Thay đổi ngành nghề kinh doanh.

– Thay đổi vốn điều lệ của công ty bao gồm thay đổi tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

– Thay đổi thông tin cổ đông là người nước ngoài.

– Thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.

– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty, thay đổi thông tin người đại diện, thay đổi chứng minh thư/số hộ chiếu, thay đổi chỗ ở hiện tại.

– Thay đổi thông tin của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên gồm: chuyển nhượng chủ sở hữu, thay đổi giấy phép kinh doanh, thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu.

– Thay đổi thông tin về đăng ký thuế như thông tin địa chỉ nhận thông báo, thông tin người phụ trách kế toán, tài khoản ngân hàng, phương pháp tính thuế,…

Trên đây là chi tiết về thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác, hãy liên hệ Luật Đại Hà ngay hôm nay bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *