Việt Nam những năm gần đây với triển vọng kinh tế luôn được đánh giá là một trong những quốc gia đáng để đầu tư tiền bạc nhất châu Á. Tuy nhiên có một thực tế đó là những doanh nghiệp nước ngoài cũng khá ngại đầu tư vào Việt nam do các thủ tục hành chính còn tương đối phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu thủ tục cấp giấy phép cho nhà đầu tư với sự tư vấn của công ty TNHH Đại Hà (Luật Đại Hà).

Cơ sở pháp lý để cấp phép đầu tư

Luật đầu tư năm 2014 và luật đầu tư sửa đổi bổ sung năm 2016, Nghị định 118/2015 của chính phủ là những cơ sở pháp lý quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần phải nắm rõ. Theo đó.

Khoản 6, điều 3 của Luật đầu tư cho biết: Phần giấy chứng nhận đầu tư hiện nay là văn bản điện tử ghi thông tin đăng ký của nhà đầu tư trong đó, thông tin về dự án đầu tư cũng như tập hợp đề xuất bỏ các loại vốn trung hạn và các loại vốn dài hạn trong hoạt động đầu tư.

Tại sao phải xin giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư có vai trò gì trong quá trình đầu tư.

Loại giấy này sẽ giúp cho các dự án đầu tư được đi vào hoạt động thực tế. Cho nên vai trò cũng như ý nghĩa của giấy đăng ký đầu tư rất quan trọng và không thể thiếu nếu như bạn muốn đầu tư tại Việt Nam.

Tìm hiểu thủ tục cấp giấy phép đầu tư

Cũng theo điều 36 của Luật đầu tư cho biết đối với các trường hợp được cấp phép đầu tư đó là những dự án của nước ngoài, dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế.

Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư cho từng đối tượng:

B1: Nhà đầu tư cần nộp một bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật cụ thể là khoản 1 điều 33 luật đầu tư

Đối với các dự án đầu tư đã đi vào hoạt động thì các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị hồ sơ theo khoản 1 của điều này và đề xuất dự án bằng các báo cáo tình hình cũng như tiến độ thực hiện dự án.

B2: Các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư sẽ nhận giấy đăng ký đầu tư của chủ đầu tư trong thời hạn 15 ngày. Trong thời hạn này nếu hồ sơ đáp ứng được hai yêu cầu: mục tiêu của dự án không thuộc nhóm ngành nghề cấm và đáp ứng được điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trên đây là cơ sở pháp lý và thủ tục cấp giấy phép cho nhà đầu tư năm 2019.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *